Hiện trạng các cơng trình xử lý nước thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Các quá trình và cơng nghệ xử lý nước thải

1.2.1. Hiện trạng các cơng trình xử lý nước thải ở Việt Nam

Theo báo cáo nghiên cứu về môi trường của GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2015), hiện nay, ở Việt Nam đang triển khai xây dựng các nhà máy và các trạm

xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Đến cuối năm 2014, đã có 32 thành phố có dự án thốt nước và vệ sinh với tỷ lệ số hộ đầu nối vào hệ thống thoát nước là hơn 90%. Khoảng 25% lượng nước thải đô thị được xử lý bởi 27 nhà máy xử lý nước thải tập trung, với công suất khoảng 770.000 m3/ngđ trong tổng số phát sinh 3.080.000 m3/ngđ. Hơn nữa, có khoảng 20 nhà máy XLNT tập trung đang xây dựng với công suất 1,4 triệu m3/ngđ. Tổng công suất XLNT ước đạt vào năm 2020 là khoảng 2,1 triệu m3/ngđ. Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy XLNT đô thị, trạm XLNT cho các khu đô thị mới cũng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, các thành phố lớn như Hà Nội mới chỉ có khoảng một nửa số khu đơ thị mới có trạm XLNT tập trung, các khu đơ thị cịn lại chưa có trạm XLNT gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Riêng khu vực Hà Nội hiện nay đang có khoảng 150÷160 khu đơ thị mới dân số khoảng 9 triệu người. Theo quy hoạch đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 39 NMXLNT cho KĐT trung tâm và 5 đơ thị vệ tinh. Nhưng hiện mới có 5 nhà máy với cơng suất thiết kế 263.200 m3/ngđ đang vận hành; 3 nhà máy đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng với cơng suất 368.500 m3/ngđ.

Về tình hình quản lý, vận hành bảo dưỡng các nhà máy trạm XLNT, sau khi xây dựng và đưa vào vận hành, mặc dầu chủ đầu tư các nhà máy XLNT sinh hoạt đô thị đều thực hiện việc đào tạo chuyển giao công nghệ và vận hành một cách nghiêm chỉnh, bài bản, khá nghiêm túc, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Nước thải đầu vào của các nhà máy XLNT với hệ thống thoát nước riêng hồn tồn có nồng độ thuộc loại trung bình như đối với nhà máy XLNT Đà Lạt và Bn Ma Thuột (BOT: 340÷380 mg/L; COD: 560÷600 mg/L; T-N: 90÷95 mg/L). Nước thải của 24 nhà máy XLNT cịn lại với hệ thống thốt nước chung đang hoạt động đều thuộc loại có nồng độ thấp (SS, BOD: 30÷135 mg/L; COD: 60÷230 mg/L; T-N: 11÷40 mg/L) [14,15].

Nhiều hệ thống XLNT quy mô lớn, nhỏ và vừa đã được đầu tư và đưa vào hoạt động, sử dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau. Cụ thể:

- XLNT sinh hoạt đô thị tập trung quy mô lớn sử dụng công nghệ hồ sinh học: Hệ thống XLNT hồ sinh học kỵ khí tại Sơn Trà, Phú Lộc, Hòa Cường, Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng; Hệ thống XLNT hồ sinh học hiếu khí và triệt để tại Tháp Chàm –

TP Phan Rang; Hệ thống XLNT hồ sinh học hiếu khí tùy tiện và triệt để tại Bình Hưng Hịa TP HCM; Hệ thống XLNT hồ sinh học hiếu khí cưỡng bức tùy tiện, triệt để và trồng cây tại Đồng Hới, Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Mơ hình XLNT sinh hoạt quy mô nhỏ bằng công nghệ kị khí kết hợp với xử lý bậc 3 bằng hệ thống bãi lọc ngầm nhân tạo đã được Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường – Đại học Xây dựng, một số trung tâm thuộc Bộ Xây dựng, Trung tâm Công nghệ Môi trường, Tổng cục Môi trường, v.v… đã nghiên cứu áp dụng tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu – Hịa Bình; thị trấn Me, huyện n Mơ – Nình Bình; phường Bách Quang - thị xã Sơng Cơng. Đây là mơ hình dễ vận hành với chi phí vận hành thấp, vừa xử lý nước thải vừa khôi phục cảnh quan môi trường, kết hợp làm công viên sinh thái, dễ áp dụng trong điều kiện ở Việt Nam.

- Đối với các trạm XLNT của các tòa nhà cao tầng, thương mại, dịch vụ hay khu đô thị, việc quản lý, vận hành do chủ dự án tổ chức thực hiện. Đối với các khu dân cư tại Ninh Bình, thị xã sơng Công, phường Tây Mỗ do UBND xã, Phường tổ chức vận hành quản lý.

Có nhiều kỹ thuật xử lý đã và đang được áp dụng để XLNT, gồm 3 nhóm phương pháp chính là vật lý, hóa học và sinh học. Đối với nước thải sinh hoạt là loại nước thải có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao, kĩ thuật chính thường được sử dụng là kết hợp xử lý hóa lý và xử lý sinh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)