Hình ảnh đo BET của vật liệu EBB cải tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 86 - 87)

Lượng N2 hấp phụ ở một áp suất cho trước được xác định bằng phép đo thể tích hoặc khối lượng. Hình 3.2 cho thấy, diện tích bề mặt, thể tích lỗ và đường kính lỗ của vật liệu EBB cải tiến tương ứng là 251,816 m2/g; 0,583 cc/g và 9,705 nm. Với kích thước này, EBB cải tiến phù hợp cho VSV bám dính và phát triển trên bề mặt vật liệu.

3.1.3. Kết quả xác định hàm lượng nước phối trộn để chế tạo EBB cải tiến

Nghiên cứu đã sử dụng 3 hàm lượng nước khác nhau để phối trộn với các vật liệu để tạo thành sản phẩm EBB cải tiến. Lượng nước đưa vào phối trộn được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Hàm lượng nước bổ sung để phối trộn

Hàm lượng 1 Hàm lượng 2 Hàm lượng 3

100 ml 120 ml 150 ml

Các tỷ lệ nước phối trộn để chế tạo EBB cải tiến được trình bày trong Bảng

3.2. Khối lượng vật liệu phối trộn của EBB cải tiến được chọn cho độ rỗng 64% tương

ứng 300 (g vật liệu). Kết quả đánh giá chất lượng của viên EBB cải tiến được định tính bằng mắt thường để chọn ra được tỷ lệ nước phù hợp nhất mà vẫn giữ được tính ổn định của khối EBB.

+ Với hàm lượng 1 (100 ml nước): Kết quả nghiên cứu nhận thấy sản phẩm sau khi tháo khn ra có những biểu hiện như độ liên kết rất kém (Hình 3.3).

Quan sát Hình 3.3 nhận thấy, khi lượng nước không đủ, hiện tượng liên kết các vật liệu kém hiệu quả, dẫn đến hiện tượng vật liệu tự tan giã khi tác động vào một lực rất nhỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu loại bỏ tỷ lệ phối trộn nước này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu Ecobioblok (EBB) cải tiến và đánh giá hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ và Amoni trong một số nguồn nước thải. (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)