Khu vực khảo sát trên bờ bao gồm:
+ Các lỗ cống nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ chảy tràn vào hồ để từ đó đánh giá định tính khối lượng tiếp nhận của hồ đối với nước thải sinh hoạt hàng ngày.
+ Thăm dò ý kiến cộng đồng dân sống xung quanh khu vực hồ để từ đó có được những thơng tin cần thiết như lịch sử hình thành hồ, thời gian hoạt động của hồ từ trước đến nay, các biểu hiện của nước hồ theo mùa trong năm.
A1
A2 A3
Khu vực khảo sát trong lịng hồ bao gồm:
+ Định tính các điểm có khả năng nước hồ bị ơ nhiễm cao nhất như điểm gần mương nước thải, điểm nhà hàng ăn uống sát hồ, điểm có cống nước thải chảy vào... để từ đó lựa chọn vị trí đặt hệ thống Pilot sao cho phù hợp.
+ Lấy mẫu nước hồ theo định kỳ ở các điểm đã được chọn
- Sau khi có vật liệu EBB cải tiến
Một bè nổi, chứa vật liệu EBB cải tiến, được làm từ ống nhựa PVC (kích thước 140 mm). Các khoang chứa vật liệu được hàn bằng vật liệu thép (CT3) và được cố định sẵn trên bờ. Khi bè được đưa xuống hồ, kiểm tra độ nổi của bè rồi xếp vật liệu EBB cải tiến vào khoang đã được chế tạo.
Để đánh giá được tương đối thực trạng môi trường nước hồ Khương Thượng sau khi đưa vật liệu EBB cải tiến xuống hồ (vị trí 1), việc lấy mẫu được thực hiện trong 2 mùa, mùa mưa và mùa khô trong 8 tuần từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015. Điểm lấy mẫu được lấy cách bờ 3.0 mét, độ sâu lấy mẫu 1,5 mét. Mẫu nước được đưa vào chai mẫu với dung tích 1,5 lít và được bảo quản trong thùng bảo quản để chuyển về phịng thí nghiệm. Các chỉ số phân tích COD, Amoni, coliform,
chlorophyll-a được lấy và phân tích định kỳ.
2.7.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ rác