Kỳ vọng có điều kiện lấy đối với mộ tσ trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về quá trình phân nhánh và quá trình phân nhánh cạnh tranh trong không gian liên tục (Trang 35 - 36)

1.2 Quá trình ngẫu nhiên

1.2.4 Kỳ vọng có điều kiện lấy đối với mộ tσ trường

Định nghĩa 26. Cho không gian xác suất (Ω,F,P),X : Ω → Rn là biến ngẫu nhiên sao cho E(X) < ∞ và G là một σ - trường con của F, G ⊂ F.

Khi đó, một biến ngẫu nhiên Z sẽ được gọi là kỳ vọng có điều kiện của X

đối với σ - trường G, nếu:

• Z là biến ngẫu nhiên đo được đối với G. • Với mọi tập A ∈ G thì ta có Z A ZdP = Z A XdP.

Biến ngẫu nhiên Z được ký hiệu là E(X|G).

Tính chất 1.2.1. Một số tính chất của kỳ vọng có điều kiện

Giả sửX;Y : Ω → Rn là hai biến ngẫu nhiên với E(X) < ∞; E(Y) < ∞. Tất cả các hệ thức phát biểu dưới đây đều theo nghĩa hầu chắc chắn:

1. Nếu G là σ - trường tầm thường {∅,Ω} thì E(X|G) = EX. 2. E(X +Y|G) = E(X|G) +E(Y|G).

3. Nếu X đo được đối với G thì E(XY|G) =XE(Y|G).

4. Nếu G1 ∈ G2 thì

E(E(X|G2)|G1) = E(Y|G1).

5. Nếu X độc lập với G thì E(X|G) =EX.

6. Nếu G và H là hai σ - trường con độc lập của F, và X là biến ngẫu

nhiên độc lập đối với G thì

E(X|σ(G,H)) = E(X|H)

trong đó σ(G,H) là σ - trường nhỏ nhất chứa cả G lẫn H.

7. Nếu g là một hàm lồi trên tập I ∈ R và X là một biến ngẫu nhiên lấy giá trị trên I thì

8. Sự hội tụ đơn điệu đối với kỳ vọng có điều kiện

Nếu Xn ≥0 và Xn ↑X (Xn đơn điệu tăng dần tới X khi n → ∞ thì

E(Xn|G) ↑E(X|G).

9. Bổ đề Fatou đối với kỳ vọng có điều kiện

Nếu Xn ≥0 thì E(limninfXn|G) ≤limninfE(Xn|G).

10. Sự hội tụ bị chặn đối với kỳ vọng có điều kiện

Nếu limn→∞Xn = X hầu chắc chắn và |Xn| ≤ Y với EY < ∞ thì

lim

n→∞E(Xn|G) =E(X|G).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về quá trình phân nhánh và quá trình phân nhánh cạnh tranh trong không gian liên tục (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)