Bƣớc đầu ứng dụng trong sàng lọc trƣớc sinh 1 Kết quả sàng lọc trƣớc sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị trung vị của AFP, HCG, UE3 ở thai phụ từ tuần thai 15 19 để phát hiện sớm thai có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể (Trang 65 - 71)

y là giá trị trung vị nồng độ các chất AFP/ HCG/ uE3.

3.3. Bƣớc đầu ứng dụng trong sàng lọc trƣớc sinh 1 Kết quả sàng lọc trƣớc sinh

3.3.1. Kết quả sàng lọc trƣớc sinh

Các bộ xét nghiệm sàng lọc trƣớc sinh đƣợc đơn vị sử dụng khác nhau, có nồng độ khác nhau, xây dựng từ kết quả xét nghiệm các sản phẩm của thai và rau trong huyết thanh mẹ. Mỗi chất có một đơn vị sử dụng khác nhau, thay đổi theo tuổi thai. Để dễ sử dụng, và phân tích kết quả thu đƣợc chuyển đổi giá trị sang bội số trung vị (multiple of median - MoM) khi so sánh với giá trị trung vị của mỗi chất tại mỗi độ tuổi thai. Ngƣỡng nguy cơ đƣợc quy định tùy theo từng bệnh và từng phòng xét nghiệm của từng nƣớc. Cho dù cùng sử dụng một bộ xét nghiệm, khi áp dụng các ngƣỡng khác nhau, tỉ lệ phát hiện sẽ thay đổi và tƣơng ứng sẽ thay đổi tỷ lệ dƣơng tính giả, đồng nghĩa với việc thay đổi số ngƣời tham gia các xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Để xác định nguy cơ sàng lọc thai di tật bẩm sinh của thai phụ, chúng tôi lựa chọn ngƣỡng phân biệt giữa nguy cơ cao và nguy cơ thấp (cut-off) là 1:250 đối với thai mắc hội chứng Down tại thời điểm lấy mẫu, đây là ngƣỡng đƣợc một số trung tâm sàng lọc trên thế giới lựa chọn cho sàng lọc ba tháng giữa thai kỳ, tƣơng ứng với tỉ lệ sinh trẻ bị hội chứng Down của một thai phụ 38 tuổi. Mức nguy cơ đối với hội chứng Edwards thƣờng đƣợc đánh giá là > 1: 100.

Chúng tôi đánh giá kết quả sàng lọc triple test là dƣơng tính khi có một hoặc cả hai kết quả sàng lọc nguy cơ cao cho hội chứng Down và hội chứng Edwards.

Nếu chỉ có sự tăng riêng mức độ AFP ≥ 2,5 MoM, thai có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh.

Bảng 15: Kết quả xét nghiệm Triple test theo phần mềm Prisca

Kết quả sàng lọc trƣớc sinh N Tổng %

Nguy cơ cao (+) Siêu âm & triple test (+) 259

542 8,4

Triple test (+) 254

Dị tật ống thần kinh (+) 29

Nguy cơ thấp (-) Triple test & siêu âm (-) 5912 5912 91,6

Tổng 6454 6454 100

Theo bảng trên cho thấy, trong tổng số 6454 thai phụ tham gia sàng lọc trƣớc sinh, có 4679 thai phụ thỏa mãn các tiêu chuẩn để tính giá trị trung vị và có 513 thai phụ có kết quả sàng lọc dƣơng tính, cần chọc hút dịch ối làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Xét nghiệm Triple test chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hay thấp và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không. Những đối tƣợng nguy cơ cao sẽ đƣợc tƣ vấn chọc dị nƣớc ối để phân tích nhiễm sắc thể đồ tế bào

nƣớc ối, từ đó sẽ có chẩn đốn chính xác về tình trạng thai. Tuy nhiên chọc ối là thủ thuật xâm phạm thai, mặc dù hiện nay chọc ối đƣợc thực hiện dƣới hƣớng dẫn của siêu âm nhƣng vẫn có thể gặp một số tai biến khi thực hiện thủ thuật nhƣ sảy thai, nhiễm trùng ối, rỉ máu buồng ối, tổn thƣơng thai... Theo trƣờng Đại học Thực hành sản phụ khoa Mỹ, tỷ lệ sảy thai do chọc ối vào khoảng 1/300 đến 1/500.

3.3.2.Kết quả chẩn đoán trƣớc sinh và giá trị sàng lọc bằng triple test

Trong số 513 trƣờng hợp nguy cơ cao cần phải chọc ối xét nghiệm chẩn đốn xác định, chúng tơi đã phát hiện đƣợc 8 thai mắc hội chứng Down, 1 thai mắc hội chứng Edwards.

Kết quả sàng lọc và chẩn đốn trƣớc sinh các thai bất thƣờng đƣợc trình bày dƣới đây.

Bảng 16: Đối chiếu kết qủa siêu âm và kết quả chẩn đoán xác định thai bất thƣờng NST

Siêu âm Kết quả chẩn đoán

Số lƣợng

n %

Bình thƣờng Ba thai mắc hội chứng Down 3 33,33

Dày da gáy ≥ 3mm Ba thai mắc hội chứng Down, 1 thai mắc hội chứng Edwards

4 44,45

Giãn não thất và sống mũi ngắn

Một thai nam mắc hội chứng Down: 47, XY, +21

1 11,11

Nang đám rối mạch mạc 3mm

Một thai nam mắc hội chứng Down: 47, XY, +21

1 11,11

Nhận xét:

- 3/9 (chiếm 33,33) thai rối loạn NST có biểu hiện bình thƣờng trên siêu âm. - 4/9 (chiếm 44,45) thai rối loạn NST có khoảng sáng sau gáy ≥ 3mm.

Nhƣ vậy, có thể nói những thai rối loạn NST thƣờng gặp có biểu hiện khoảng sáng sau gáy tăng. Tuy nhiên, vẫn có số lƣợng khá lớn thai rối loạn NST có biểu hiện bình thƣờng. Trong khi đó, chỉ có khoảng 22.22 % thai rối loạn NST có biểu hiện siêu âm bất thƣờng về hình thái nhƣ giãn não thất, sống mũi ngắn, nang đám rối mạch mạc 3mm. Vì vậy, khơng thể sàng lọc dị tật chỉ bằng siêu âm hình thái mà cần phải kết hợp sàng lọc các sản phẩm của thai trong huyết thanh mẹ để sàng lọc hiệu quả hơn, giảm tỉ lệ thai phụ phải đi làm xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn.

Kết quả định lƣợng AFP, HCG, uE3 thai bất thƣờng NST

Kết quả triple test của 8 thai down và 1 thai Edward thu đƣợc nhƣ sau (hình 3.20):

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 AFP HCG uE3

Nhận xét: có thể nhận thấy nồng độ các chất chỉ điểm của thai AFP, HCG, uE3 trong huyết thanh mẹ của các thai hội chứng Down và hội chứng Edwards đều thay đổi bất thƣờng, tăng hoặc giảm so với trung vị của quần thể.

Hình 16: Kết quả sàng lọc huyết thanh mẹ của thai bất thƣờng NST MoM

Hình 17: Kết quả phân tích NST từ tế bào ối ni cấy của thai phụ N.T.T. tổng số 47 NST, có 2 NST X, 3 NST 21.

Hình 18: Kết quả phân tích NST từ tế bào ối ni cấy của thai phụ N.T.H. tổng số 47 NST, có 1 NST X, 1 NST Y, 3 NST 18.

Kết quả so sánh nồng độ các chất AFP, HCG, uE3 của thai mắc hội chứng Down và thai mắc hội chứng Edwards với giá trị trung vị của quần thể đƣợc trình bày trong bảng 3.20.

Bảng 17: Kết quả định lƣợng AFP, HCG, uE3 thai hội chứng Down và hội chứng Edwards

STT Hội chứng

AFP HCG uE3

Median Median Median

1 HC Down (n = 8) 0,695  0,286 2,38  0,71 0,74 0,4

2 HC Edwards (n = 1) 0,75 0,04 0,38

Nhận xét:

* Nồng độ HCG: Thai hội chứng Down có nồng độ HCG huyết thanh mẹ

tăng cao với median (2,38  0,71), ngƣợc lại nồng độ HCG huyết thanh mẹ trong hội chứng Edwards rất thấp với giá trị MoM là 0,04 MoM.

* Nồng độ AFP: Nồng độ AFP trong hội chứng Down và hội chứng Edwards đều giảm thấp với giá trị trung vị thai HC Down là 0,695 MoM và hội chứng Edwards là 0,75 MoM.

* Nồng độ uE3: Nồng độ uE3 trong thai hội chứng Down giảm nhẹ với median 0,74 0,4 và hội chứng Edwards giảm mạnh với giá trị trung vị là 0,38 MoM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị trung vị của AFP, HCG, UE3 ở thai phụ từ tuần thai 15 19 để phát hiện sớm thai có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)