Đánh giá giá trị việc ứng dụng trung vị mới trong sàng lọc trước sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị trung vị của AFP, HCG, UE3 ở thai phụ từ tuần thai 15 19 để phát hiện sớm thai có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể (Trang 71 - 81)

y là giá trị trung vị nồng độ các chất AFP/ HCG/ uE3.

3.4. Đánh giá giá trị việc ứng dụng trung vị mới trong sàng lọc trước sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các mẫu sàng lọc huyết thanh mẹ đƣợc tính nguy cơ theo phần mềm Prisca của Mỹ do hãng cung cấp, giá trị trung vị tính theo giá trị của ngƣời châu Á, có hiệu chỉnh theo cân nặng, tình trạng bệnh tiểu đƣờng, hình thức thụ thai của từng thai phụ. Để đảm bảo độ chính xác của giá trị MoM, chúng tơi đã tính giá trị trung vị ba chất AFP, HCG, uE3 theo phƣơng pháp định lƣợng miễn dịch hoá phát quang trên máy Immuline 2000 tại labo Sàng lọc trƣớc sinh Thái Hà và Bộ môn Y sinh học Di truyền, trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng

trên các đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời Việt Nam và so sánh với giá trị trung vị của ngƣời châu Á trong phần mềm Prisca do hãng cung cấp. Máy Immulite 2000 định lƣợng các chất theo phƣơng pháp miễn dịch hoá phát quang gắn kháng nguyên với kháng thể IgE, phát hiện nồng độ phản ứng bằng gốc phát quang alkaline phosphatase. Đây là phƣơng pháp định lƣợng hiện đại đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Đức, Mỹ… và nhiều phòng xét nghiệm lớn trong nƣớc sử dụng [46].

Khi sử dụng phần mềm Prisca để tính nguy cơ bất thƣờng của thai, nồng độ các chất đều đƣợc hiệu chỉnh theo tình trạng của mẹ khi mang thai đặc biệt là cân nặng hiện tại của ngƣời mẹ. Theo nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung vị cân nặng của phụ nữ Việt Nam là 51 kg trong khi giá trị trung vị cân nặng của phụ nữ mang thai trong phần mềm Prisca là 67,5kg [46]. Chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh nồng độ các chất thu đƣợc theo công thức hiệu chỉnh cân nặng của phần mềm Prisca. Dƣới đây là bảng so sánh độ khác biệt giá trị median đƣợc hiệu chỉnh cân nặng so với các giá trị median do hãng cung cấp.

Bảng 18: So sánh giá trị trung vị AFP của nghiên cứu với giá trị trung vị AFP theo phần mềm Prisca 5.020 AFP (ng/mlL) Tuổi thai Hãng cung cấp Nghiên cứu

Chƣa hiệu chỉnh Đã hiệu chỉnh cân nặng

Median P Median 5% 95% P

15+3 30,7 38,35 <0,05 31,44 21,63 59,01 >0,05

16+3 35,25 41,50 <0,05 33,56 24,48 48,74 >0,05

17+3 40,48 47,70 <0,05 38,91 29,15 77,62 >0,05

19+3 53,37 60,00 <0,05 49,69 37,21 121,5 >0,05

Nhận xét: giá trị trung vị của AFP ở các tuần thai trong nghiên cứu khi chƣa hiệu chỉnh cân nặng so với giá trị trung vị hãng cung cấp là cao hơn hẳn. Điều này chứng tỏ giá trị trung vị của AFP là phụ thuộc đáng kể vào cân nặng của thai phụ. Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh theo cân nặng giá trị trung vi của AFP theo tuần thai so với giá trị trung vị hãng cung cấp lại không chênh lệch nhiều với p>0.05. Nhƣ vậy, có thể sử dụng phần mềm Prisca và giá trị trung vị của ngƣời châu Á để tính nguy cơ cho xét nghiệm sàng lọc triple test.

Bảng 19: So sánh giá trị trung vị HCG của nghiên cứu với giá trị trung vị HCG theo phần mềm Prisca 5.020 HCG (UI/ml) Tuổi thai Hãng cung cấp Nghiên cứu

Chƣa hiệu chỉnh Đã hiệu chỉnh cân nặng

Median P Median 5% 95% p 15+3 29,7 40,29 <0,05 33,79 13,37 64,81 >0,05 16+3 24,6 32,29 <0,05 27,23 14,13 62,95 >0,05 17+3 20,4 27,67 <0,05 23,42 12,42 53,17 >0,05 18+3 16,9 24,41 <0,05 20,55 11,81 47,74 >0,05 19+3 14,1 22,23 <0,05 18,97 11,54 42,26 >0,05

Nhận xét: giá trị trung vị của HCG ở các tuần thai trong nghiên cứu khi chƣa hiệu chỉnh cân nặng so với giá trị trung vị hãng cung cấp là cao hơn hẳn. Điều này

chứng tỏ giá trị trung vị của HCG là phụ thuộc đáng kể vào cân nặng của thai phụ. Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh theo cân nặng giá trị trung vi của HCG theo tuần thai so với giá trị trung vị hãng cung cấp laị không chênh lệch nhiều với p>0,05.

Nhƣ vậy, có thể sử dụng phần mềm Prisca và giá trị trung vị của ngƣời châu Á để tính nguy cơ cho xét nghiệm sàng lọc triple test.

Bảng 20: So sánh giá trị trung vị uE3 của nghiên cứu với giá trị trung vị theo uE3 phần mềm Prisca 5.020 uE3(ng/ml) Tuổi thai Hãng cung cấp Nghiên cứu

Chƣa hiệu chỉnh Đã hiệu chỉnh cân nặng

Median P Median 5% 95% P 15+3 2,27 2,78 <0,05 2,25 1,09 4,74 >0,05 16+3 2,98 3,38 <0,05 2,97 2,23 4,95 >0,05 17+3 3,69 4,52 <0,05 3,65 2,67 6,15 >0,05 18+3 4,39 4,94 <0,05 4,45 3,25 7,06 >0,05 19+3 5,1 5,89 <0,05 4,98 1,37 9,20 >0,05

Nhận xét: giá trị trung vị của uE3 ở các tuần thai trong nghiên cứu khi chƣa hiệu chỉnh cân nặng so với giá trị trung vị hãng cung cấp là cao hơn hẳn. Điều này chứng tỏ giá trị trung vị của uE3 là phụ thuộc đáng kể vào cân nặng của thai phụ. Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh theo cân nặng giá trị trung vi của uE3 theo tuần thai so với giá trị trung vị hãng cung cấp laị không chênh lệch nhiều với p>0,05. Nhƣ vậy, có thể sử dụng phần mềm Prisca và giá trị trung vị của ngƣời châu Á để tính nguy cơ cho xét nghiệm sàng lọc triple test.

Nhƣ vậy khi hiệu chỉnh cân, có thể sử dụng giá trị trung vị của ngƣời châu Á để sàng lọc trƣớc sinh. Tuy nhiên giá trị trung vị của ngƣời Việt Nam và giá trị trung vị của ngƣời châu Á nói chung vẫn có xu hƣớng khác biệt cho dù giá trị p so sánh sau khi đã hiệu chỉnh cân nặng đều > 0,05. Do đó chúng tơi áp dụng trung vị mới tính đƣợc để tính lại nguy cơ bệnh cho từng trƣờng hợp, sau đó đánh giá giá trị sàng lọc triple test trƣớc và sau khi hiệu chỉnh trung vị và nhận thấy nhƣ sau (bảng 21, 22, 23).

Bảng 21: Bảng đánh giá kết quả xét nghiệm trƣớc khi cập nhật median

Tình trạng thực Kết quả sàng lọc

Có bệnh Khơng bệnh

Xét nghiệm sàng lọc (+) 9 533

Xét nghiệm sàng lọc (-) 0 5912

Bảng 22: Bảng đánh giá kết quả xét nghiệm sau khi cập nhật median

Tình trạng thực Kết quả sàng lọc

Có bệnh Khơng bệnh

Xét nghiệm sàng lọc (+) 9 417

Bảng 23 : Đánh giá giá trị việc hiệu chỉnh trung vị mới trong xét nghiệm sàng lọc trƣớc sinh

Giá trị trƣớc hiệu chỉnh trung vị

Giá trị sau hiệu

chỉnh trung vị p

Tỷ lệ dƣơng tính giả 8,83% 6,47 % < 0,01

Độ đăc hiệu 91,17% 93,53 % < 0,01

Nhận xét: Hiệu chỉnh giá trị trung vị giúp giảm bớt tỷ lệ dƣơng tính giả 2,36% (từ 8,83% xuống 6,47%) với p < 0,01 và tăng độ đặc hiệu từ 91,17% lên 93,53% với p < 0,01 trong khi đó vẫn đảm bảo số trƣờng hợp thai phụ phát hiện mang thai bất thƣờng NST là 9.

Tỷ lệ dƣơng tính giả giảm 2,36% đồng nghĩa với việc giảm bớt 116 thai phụ phải chọc ối không cần thiết, giúp giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm xâm lấn và giảm bớt lãng phí về kinh tế khi phải thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xác định đắt tiền.

Ngƣời Việt Nam có những sai khác về đặc điểm về thể chất và sinh lý so với các dân tộc khác. Thêm vào đó, mỗi phịng xét nghiệm có điều kiện nhân sự và trang bị khác nhau, sử dụng hóa chất và các phƣơng pháp định lƣợng khác nhau, các dòng máy thiết kế khi định lƣợng các chất ở mức độ phân tử cũng có những sai khác nhỏ khi đọc kết quả... Nhƣ vậy để thực hiện sàng lọc chính xác, mỗi labo cần xác lập giá trị trung vị chính xác theo từng phƣơng pháp với từng loại máy và hoá chất tƣơng ứng. Giá trị trung vị do nhà sản xuất kit cung cấp đƣợc khuyến cáo không nên dùng, điều này cũng phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác [45, 63].

Hình 21: Kết quả phân tích NST từ tế bào ối ni cấy của thai phụ N.T.T. tổng số 47 NST, có 1 NST X, 1 NST Y

KẾT LUẬN

1. Định lƣợng AFP, HCG, uE3 trong huyết thanh 4679 thai phụ dân tộc Kinh bằng kỹ thuật hoá phát quang trên máy Immulite đã xác định đƣợc phƣơng trình hồi quy giá trị trung vị của nồng độ AFP, HCG, uE3 ở các tuần thai 15-19 nhƣ sau:

AFP : y = exp (0,9549 + 0,2325x) HCG : y = exp (13,8676 – 0,0323x) uE3 : y = exp (-3,062 + 0,033x)

2. Sử dụng median của nghiên cứu cho xét nghiệm sàng lọc triple test (AFP, HCG, uE3) đã phát hiện đƣợc 9 thai bất thƣờng nhiễm sắc thể (8 thai hội chứng Down, 1 thai hội chứng Edwards).

3. Áp dụng trung vị mới với tỷ lệ phát hiện 100% làm giảm tỉ lệ dƣơng tính giả (từ 8,83 xuống 6,47), tăng độ đặc hiệu của xét nghiệm (từ 91,17 lên 93,53) giúp giảm bớt 116 thai phụ không phải chọc ối.

KIẾN NGHỊ

1. Cần thực hiện rộng rãi các xét nghiệm sàng lọc trƣớc sinh (siêu âm, sàng lọc huyết thanh mẹ) trong cộng đồng cho tất cả các thai phụ để phát hiện sớm thai dị tât .

2. Các phòng xét nghiệm sàng lọc trƣớc sinh cần thiết lập giá trị trung vị riêng mình cho phù hợp với trang thiết bị và quy trình kỹ thuật của từng labo để tăng độ chính xác cho xét nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá trị trung vị của AFP, HCG, UE3 ở thai phụ từ tuần thai 15 19 để phát hiện sớm thai có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)