Phương pháp đánh giá cảm quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác (Trang 35 - 38)

Tiến hành xây dựng bảng điểm tiêu chuẩn cảm quan theo phương pháp đánh giá cảm quan TCVN 3215-79.

Cơ sở đánh giá cảm quan cho sản phẩm là tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam về đánh giá cảm quan TCVN 3215-79: Sản phẩm thực phẩm, phân tích cảm quan, phương pháp cho điểm.

Ở đây tôi dùng phương pháp cho điểm để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Tiêu chuẩn TCVN 3215-79 sử dụng hệ 20 điểm và được xây dựng trên một thang điểm thống nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm 5 là điểm cao nhất cho mỗi chỉ tiêu.

Bảng 2.1. Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu cảm quan nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác. Chỉ tiêu Hệ số quan trọng Màu sắc 1 Mùi 1 Vị 1,2 Trạng thái 0,8

2.3.2.1. Cách tiến hành đánh giá cảm quan cho sản phẩm nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác.

Bảng 2.2. Cơ sở điểm cảm quan của sản phẩm nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác.

STT Tên tiêu

chuẩn Điểm Yêu cầu

5 Màu nâu cánh gián. 4 Màu nâu nhạt. 3 Màu vàng hơi đậm.

2 Màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.

1 Màu vàng rất sẫm hoặc màu nước rất nhạt. 1 Màu sắc

0 Màu nâu đỏ, tối màu hoặc màu vàng rơm nhợt nhạt.

5 Sản phẩm có mùi thơm hài hòa dễ chịu, kết hợp một cách hài hòa giữa mùi của trà dâu tằm, hoa cúc, trà xanh và mật ong. 4 Sản phẩm có mùi thơm ít hài hòa, mùi hoa cúc khá mạnh. 3 Sản phẩm có mùi thơm kém đặc trưng, không hài hòa, ít có

mùi của trà dâu tằm hoặc mùi hoa cúc.

2 Sản phẩm ít có mùi của trà dâu tằm, mùi hoa cúc mạnh hoặc mùi mật ong hắc khó chịu.

1 Sản phẩm kém thơm, nhanh mất mùi, phân nhận biết được mùi rõ ràng.

2 Mùi

5 Sản phẩm có vị ngọt dịu, chát nhẹ, hài hòa dễ chịu. 4 Sản phẩm ít ngọt, tương đối chát, ít hài hòa.

3 Sản phẩm tương đối ngọt, chát mạnh, vị kém hài hòa.

2 Sản phẩm rất ngọt, không có vị chát hoặc ít ngọt và có vị chua nhiều.

1 Sản phẩm có vị khá chua, không nhận biết được các vị khác.

3 Vị 0 Sản phẩm có vị lạ khó chịu. 5 Sản phẩm đồng nhất, trong, không lắng cặn. 4 Sản phẩm đồng nhất, trong, có ít cặn lắng. 3 Sản phẩm đồng nhất, ít trong, có ít cặn. 2 Sản phẩm kém đồng nhất, lắc nhẹ thì đồng nhất, hơi đục, có cặn lắng đáng kể. 1 Sản phẩm không đồng nhất, lắc nhẹ thì đồng nhất, đục, cặn lắng nhiều. 4 Trạng thái

0 Sản phẩm đục, nhiều cặn lắng, có hiện tượng hư hỏng.

Bảng 2.3. Cơ sở điểm cảm quan của dịch trà dâu tằm.

STT Tên tiêu

chuẩn Điểm Yêu cầu

5 Nước pha có màu nâu cánh gián đậm 4 Nước pha có màu nâu vừa

3 Nước pha có màu vàng nâu 2 Nước pha có màu vàng 1 Nước pha có màu nâu đen 1 Màu sắc

0 Nước pha có màu vàng nhạt

5 Nước pha có mùi thơm rất đặc trưng của lá dâu 4 Nước pha có mùi thơm đặc trưng của lá dâu 3 Nước pha có mùi thơm nhẹ của lá dâu

2 Nước pha ít có mùi thơm đặc trưng của lá dâu 1 Nước pha thoảng có mùi cháy khét

2 Mùi

5 Nước pha có vị hậu ngọt 4 Nước pha có vị hơi hậu ngọt 3 Nước pha có vị nhạt

2 Nước pha có vị hơi nhạt 1 Nước pha không có vị

3 Vị

0 Nước pha có vị đắng 5 Rất trong, không gợn bã 4 Trong

3 Tương đối trong 2 Hơi đục

1 Đục 4 Trạng thái

0 Rất đục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất nước giải khát từ lá dâu tằm và một số thảo mộc khác (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)