2.2. Hệ thống collimator đa lá (MLC)
2.2.1. Nguyên lý hoạt động của collimator đa lá
Collimator đa lá tạo ra những trường chiếu xạ có hình dạng tương ứng với hình dạng tự nhiên của khối u cũng như hình dạng của bộ phận cần bảo vệ che chắn một cách nhanh chóng, có thể điều chỉnh một cách linh hoạt.
Để thực hiện được kỹ thuật này người ta sử dụng một hệ máy tính với cấu hình đủ mạnh và phần mềm phù hợp.
Các hệ MLC được các nhà sản xuất sử dụng các kỹ thuật cơ khí đặc biệt để dịch chuyển các lá một cách chính xác tới các vị trí theo yêu cầu.
collimator
- Xác định vị trí lá: Vị trí các lá phải được xác định ngay để có thể đảm bảo việc điều khiển vị trí lá được an tồn và chính xác. Các bộ biên mã tuyến tính và hệ thống video quang học được sử dụng để xác định vị trí các lá.
+ Các bộ biên mã tuyến tính: Người ta sử dụng những bộ đo phân thế để xác nhận vị trí các lá trong hệ thống MLC. Những bộ đo phân thế này có thể xác định vị trí của bất kỳ lá collimator riêng biệt nào trong hệ thống. Để đảm bảo an toàn hơn, 2 bộ đo phân thế với tín hiệu ra tương đương được sử dụng.
+ Hệ thống video quang học: Hệ thống xác định này sử dụng cùng nguồn sáng dùng cho định vị bệnh nhân và cho xác nhận vị trí các lá. Một thiết bị phản chiếu được gắn gần mỗi lá, ánh sáng được phản chiếu từ đó trở lại camera. Tín hiệu ánh sáng phản xạ được số hóa và đưa vào một thiết bị xử lý hình ảnh trong hệ điều khiển MLC.
- Cơ cấu điều khiển các lá: Mỗi lá có một motor nhỏ được điều khiển một cách chính xác theo hướng cố định. Các chuyển động quay của motor sau đó được chuyển thành các chuyển động thẳng để dịch chuyển các lá đến vị trí mong muốn. Các thanh vít thường được sử dụng để biến chuyển động quay thành chuyển động thẳng. Vận tốc dịch chuyển của các lá từ 0,2 mm/s đến cao nhất là 50 mm/s phụ thuộc vào thiết kế.