Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư vùng đầu mặt cổ. Tỷ lệ mắc khác nhau giữa các vùng địa lý. Phác đồ điều trị Ung thư vòm họng là phối hợp các phương pháp xạ trị, hóa chất miễn dịch, phẫu thuật, trong đó xạ trị là phương pháp cơ bản. Tùy theo giai đoạn bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau.
Xạ trị là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả của ung thư vòm họng. Xạ trị bao gồm xạ trị triệt căn ( đơn thuần hoặc phối hợp với hóa trị ) và xạ trị giảm nhẹ cho các bệnh nhân giai đoạn muộn.
Đối với ung thư vòm họng tái phát, nếu tổn thương nhỏ và ở bề mặt có thể sử dụng xạ trị áp sát; tổn thương lớn, ở sâu có thể sử dụng xạ trị từ xa; những tổn thương tái phát đơn độc có thể phẫu thuật cắt bỏ.
Kỹ thuật xạ trị 3-D CRT
1, Cố định tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, cổ ưỡn sao cho đường thẳng giữa cằm- xương chũm vng góc với mặt bàn. Đầu bệnh nhân được giữ cố định bằng mặt nạ tổng hợp từ các loại chất dẻo đặc biệt.
2, Mơ phỏng
Có thể tiến hành trên các loại máy - CT mô phỏng.
- PET/ CT mô phỏng.
Ngồi ra cịn có thể kết hợp với máy cộng hưởng từ - MRI khi u xâm lấn nền sọ hoặc thần kinh trung ương.
Hiện nay ở Viện K sử dụng CT mô phỏng với hệ thống LASER định vị theo 3D. Sau khi chụp, toàn bộ các hình ảnh cắt lớp sẽ được chuyển sang hệ máy tính lập kế hoạch điều trị qua cổng DICOM. Các lớp cắt thường là 3 mm từ trên nền sọ 2 cm xuống quai động mạch chủ.
3, Lập kế hoạch xạ trị
- Xác định các vùng thể tích liên quan ( thể tích điều trị ).
+ GTV : là các tổn thương u và hạch di căn được xác định trên lâm sàng và chuẩn đốn hình ảnh CT, các hạch sau hầu có kích thước trên 10 mm trên CT.
+ CTV: Bao gồm các tổ chức xung quanh có nguy cơ cao bị tế bào ung thư xâm lấn. - Xác định các cơ quan cần bảo vệ với liều giới hạn dưới mức cho phép. + Giới hạn của tủy sống là 45 Gy.
+ Thân não 54 Gy.
+ Dây thị 50- 55 Gy, giao thoa thị giác 54 Gy. + Khớp thái dương hàm 70 Gy.
+ Liều trung bình tuyến mang tai 26 Gy, thực quản là 60 Gy.
+ Có thể xác định thêm các cơ quan khác như khoang miệng, thanh quản hạ họng... để tối ưu hóa liều vào tổn thương và giảm liều ở các cơ quan này.
- Xác định số trường chiếu, góc chiếu, số lượng các trường chiếu chia nhỏ, năng lượng chùm tia 6 MV hay 15MV.....
Số lượng các trường chiếu và hướng các chùm tia tùy thuộc vào vị trí, kích thước, hình dạng khối U trong từng trường hợp cụ thể.
- Thực hiện tối ưu hóa phân bố liều với phần mềm máy tính chuyên dụng. Máy tính sẽ thực hiện hàng chục tới hàng trăm ngàn phép thử để đưa ra một kế
- Mục tiêu liều vào u là tối đa, liều vào tổ chức lành là tối thiểu và các tổ
chức nguy cấp càng thấp hơn giới hạn cho phép càng tốt. - Chọn đường đồng liều 95%, 97%, .. tùy theo từng trường hợp cụ thể.
4, Tổng liều – phân liều
Thông thường là 2 Gy/ phân liều, 5 buổi/ tuần.
Ứng dụng lâm sàng : Bệnh nhân Đ.Thị. L, nữ, tuổi 30
- Kỹ thuật điều trị tia xạ : Gồm 3 trường chiếu 2 trường bên tai ( LT – RT ) kích thước 8×6 cm,1 trường từ trước ra sau 10×7 cm.
- Kỹ thuật chiếu : DSA ( khoảng cách từ nguồn tới tâm u ) - Nhịp độ chiếu 200 cGy/ ngày.
Hình 4.2. Bản đồ đường đồng liều với kỹ thuật 3-D sử dụng hai trường chiếu với
Hình 4.3.Hình ảnh trên DHV.