3.3. Quy trình thực hành lâm sàng kỹ thuật xạ trị theo hình dạng khối u 3-D CRT
3.3.6. Kiểm tra thông tin và thực hành điều trị
Với yêu cầu của bản thân kỹ thuật xạ trị 3-D CRT, độ chính xác về mặt hình học của phân bố các chùm tia và sự cố định vị trí cũng như tư thế bệnh nhân địi hỏi rất khắt khe. Điều luôn luôn cần lưu ý là phải giảm tối đa sự tổn hại của các mô lành thuộc vùng thể tích bị chiếu xạ. Trong trường hợp khó, nghĩa là bệnh nhân có hình dạng đặc biệt thì cố gắng giữ cho vùng thể tích điều trị khơng bị thay đổi còn mép đường biên vùng thể tích bia có thể lấy rộng hơn. Nếu mép đường biên của vùng thể tích điều trị sát với vùng thể tích bia và khó đặt tư thế bệnh nhân thì nên sử dụng các chùm tia khơng cùng mặt phẳng.
Do vậy, yêu cầu quan trọng đối với kỹ thuật 3-D CRT là phải quan tâm tới sự kiểm tra và đảm bảo độ chắc chắn trước khi tiến hành điều trị. Mọi cán bộ chuyên môn phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các sai số hệ thống và sai
số ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình điều trị. Trong nhiều tình huống, sai số lớn nhất vẫn là tư thế bệnh nhân và vị trí đo, chuẩn liều bức xạ. Trường hợp tư thế bệnh nhân thì có thể ngăn ngừa và giảm thiểu qua kiểm tra trên simulator. Thực tế đã chứng minh, sai số về vị trí, tư thế bệnh nhân có thể là 2 mm, nhưng khi kiểm tra trên simulator, vẫn cùng vị trí đó thì lại là 3 mm và vì thế sai số kích thước trường chiếu tại đó đo được là 5 mm. Nếu trong quá trình điều trị áp dụng chế độ kiểm tra và hiệu chỉnh thì sẽ tránh được sai số 5 mm.
Có một số tài liệu đã khuyến cáo rằng sai số hệ thống qua kiểm tra chi tiết mọi thông số trước khi điều trị bệnh nhân sẽ làm giảm các sai số ngẫu nhiên. Điều quan trọng đối với kỹ thuật 3-D CRT là phải tạo dựng và duy trì được khả năng tái tạo chính xác tư thế bệnh nhân trong suốt q trình điều trị. Tài liệu cịn cung cấp những thông tin về hiệu chỉnh sai số khi xác định mép đường biên của các vùng thể tích CTV và PTV. Ngồi ra, cũng phải quan tâm tới sự thư giãn cần thiết cho bệnh nhân trong mỗi lần chiếu xạ. Nếu mép đường biên vùng thể tích CTV và PTV rất sát nhau thì cần lặp lại port film và tùy theo vị trí giải phẫu được chiếu xạ cần phải chú ý đến tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị sao cho vị trí thể tích bia và thể tích vùng ngoại vi khơng bị ảnh hưởng. Chẳng hạn khi xạ trị ung thư tuyến tiền liệt, điều quan trọng là phải giữ cho thể tích bàng quang được căng đầy thường xun và vị trí trực tràng khơng thay đổi. Với ung thư phổi, sẽ có sự di động của khối u theo nhịp thở nên cần phải sử dụng thiết bị khống chế và điều khiển hoặc dùng dụng cụ ép cơ hoành v.v..
Kỹ thuật xạ trị càng phức tạp bao nhiêu thì nguy cơ sai số càng tăng bấy nhiêu. Để đảm bảo chất lượng, người ta khuyến cáo rằng cần phải tiến hành kỹ thuật đo liều in-vivo ngay trước buổi điều trị đầu tiên cho từng bệnh nhân cụ thể.