Thiệt hại về thủy sản tháng 10/2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 57)

Khoản mục hiệu Diện tích (ha ) Thiệt hại TB (triệu đồng/ha ) Thiệt hại ( triệu đồng )

Thiệt hại nuôi trồng thủy sản C1 13660 80 1092800 Thiệt hại khai thác thủy sản C2 13660 1.37 18714.2 Thiệt hại đầm nuôi thủy sản C3 13660 15 204900

Thổng thiệt hại = C1 + C2 + C3 1316414.2

Nguồn Nguyễn Thi Thu Trang [21]

Thiệt hại cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc

Ngập lụt nhiều ngày sẽ làm cho hệ thống hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng, những con đường thường xuyên bị ngập thường nhanh xuống cấp hơn do đặc tính bị dịn khi ngập nước của nhựa đường, khi ngập kết hợp với tải trọng giao thông sẽ làm cho mặt đường bị bong tróc, xuất hiện ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Khi xảy ra ngập, điện sinh hoạt thường bị cắt để đảm bảo an toàn, việc cắt điện ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đặc biệt là việc đình trệ sản xuất ở các khu công nghiệp ngoại thành và các bệnh viện. Trong trận ngập 10/2008, theo thơng kê có 2000 trạm điện của Công ty Điện lực Việt Nam bị ngập trong đó có 463 trạm khơng vận hành được (quận Hồng Mai 101 trạm; Thanh Xuân 32 trạm; Long Biên 40 trạm; Đống Đa 30 trạm; Hai Bà Trưng 23 trạm; Ba Đình 10 trạm; Thanh Trì 25 trạm và khu vực Hà Tây cũ cịn 169 trạm chưa có điện vì trạm 220kV Hà Đơng bị ngập trong nước). Do đó, Cty điện lực Hà Nội phải sa thải các trạm ra khỏi hệ thống khiến nhiều hộ dân tại TP.Hà Đông, tại các huyện thuộc Hà Tây cũ và các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đống Đa bị mất điện. Các địa điểm bị ngập nặng nhất là Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên [21].

 Ảnh hưởng xã hội

Ách tắc giao thông

Giao thông ở Hà Nội với những ngày bình thường vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông, với lượng phương tiện giao thông rất lớn, và hệ thống giao thông yếu kém việc ách tắc giao thông sẽ trầm trọng hơn khi xảy ra ngập do các cung đường bị ngập không thể đi lại được buộc người tham gia giao thông phải đổ dồn về những con đường không ngập.

Giá cả biến động

Giá cả thị trường biến động là mối quan tâm của đại bộ phận người dân thành phố khi xảy ra ngập lụt, việc các chợ, siêu thị đóng cửa do ngập, mất điện, việc khan hiếm nguồn hàng khu vực ngoại thành cũng bị ngập không cung cấp được cho nội thành đã đẩy giá thành các mặt hàng thực phẩm lên cao gấp nhiều lần những ngày thường, người dân nội thành thường có tâm lý chuẩn bị các yếu phẩm như nến, thực phẩm phòng trường hợp mưa lớn xảy ra. Tuy nhiên một điều ngược lại với nội thành là khu vực ngoại thành nơi cũng cấp các nguồn hàng cho khu vực nội thành giá cả lại hạ thấp xuống rất nhiều, bởi vì mưa lớn khiến người dân khu vực này phải thu hoạch ồ ạt không tiêu thụ kịp.

Khan hiếm nước sạch và dịch vụ cơng ích

Ngập lụt khơng chỉ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, giao thông, giá cả biến động ... mà nó cịn gây ra khan hiếm nước sạch và các dịch vụ cơng ích, mưa lớn gây ngập thường phải cắt điện để đảm bảo an toàn điện lưới, việc này đồng nghĩa với việc các nhà máy cấp nước ngừng hoạt động. Mặt khác, đa số việc dự trữ nước sinh hoạt của người dân thành phố thường là các bể nước ngầm dưới nền nhà, do vậy khi nước ngập vào nhà lượng nước này không sử dụng được, hơn nữa người dân thành phố thường tự phải giải quyết các vấn đề về nước sạch, rác thải, v.v... do tính cộng đồng khơng cao như khu vực nơng thơn, nên người dân thành phố thường phụ thuộc hồn tồn vào các cơng ty cung cấp dịch vụ, do đó nhu cầu về nước sạch đối với người dân là khẩn cấp trong những ngày xảy ra ngập lụt.

Dịch bệnh

Thời gian trong và sau khi ngập nước là cơ hội cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, cơn trùng hay các loại động vật có nọc độc cắn, bị thương do tai nạn. Theo thống kê của một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sau một tuần thoát khỏi cảnh ngập nước, số bệnh nhân đến khám bệnh có xu hướng gia tăng. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều phải đối mặt với tình trạng số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết vào điều trị gia tăng sau ngập lụt, tuy nhiên khơng có sự gia tăng đột biến của bất cứ loại bệnh nào, cũng chưa có dịch bệnh bùng phát. Ngành Y tế đã cố gắng hết sức để kiểm sốt được tình hình dịch bệnh, dù nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sau lũ lụt là rất lớn. Đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có khuẩn tả, vì hiện nay các bệnh viện của thành phố và một số bệnh viện huyện đều đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy cấp đến điều trị. Cùng với đó, tại hầu hết địa bàn có ổ dịch tả trước đây như Hoàng Mai, Thanh Xuân đều bị ngập nặng. Nước thải từ ao, cống rãnh tràn vào nhà dân, thậm chí nhiều bể nước sinh hoạt của dân đã bị ngấm nước thải nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh và phịng bệnh của nhiều người vẫn cịn rất kém.

Mơi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ rất trầm trọng sau khi nước ngập rút, việc nước thải dưới cống đùn lên và lan ra khắp vùng ngập, rác thải từ các bãi chứa cuốn theo nước đổ dồn về vùng ngập, vùng ngoại thành bị ngập sẽ gặp phải vấn đề phế thải từ các chuồng trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt của người dân, xác động vật chết, chất thải từ các nhà máy chế biến, kho thuốc bảo vệ thực vật …vấn đề ô nhiễm môi trường thường đi kèm theo dịch bệnh xuất hiện sau đó [21].

Tiểu kết:

Từ việc nghiên cứu tài liệu và tổng hợp những nghiên cứu về Biến đổi khí hậu ở Hà Nội cho thấy, tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Nội phù hợp với xu hướng chung là nhiệt độ có xu hướng tăng dần qua các năm, lượng mưa biến động theo xu hướng tăng lên. Biến đổi khí hậu trong tương lai theo kịch bản cho

khu vực Hà Nội vẫn theo xu hướng tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa theo các kịch bản trong giai đoạn 2020 – 2100.

Đối với ngập lụt Hà Nội khơng có xu hướng giảm, tình trạng ngập lụt chưa được cải thiện do cơ sở hạ tầng không đồng bộ và yếu kém, những tác động của ngập lụt đối với đời sống của người dân thủ đô ngày càng rõ nét, nhất là những tác động về kinh tế, giao thông và sức khỏe cộng đồng.

CHƢƠNG 3

ỨNG PHÓ CỦA NGƢỜI DÂN NHẬP CƢ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI NGẬP LỤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu

Như đã nêu ở mục đối tượng nghiên cứu, tác giả lựa chọn khu vực nghiên cứu là huyện Thanh Trì, một huyện ven đơ thường chịu tác động nhiều nhất của hiện tượng ngập lụt.

Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đơng Nam Hà Nôi, giáp các quân: Thanh Xn (phía Tây Bắc), Hồng Mai (phía Bắc), Hà Đơng (phía Tây), Huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên (ranh giới tự nhiên là Sơng Hồng) (phía Đơng), Thường Tín và Thanh Oai (phía Nam). Huyện bao gồm các xã: Đại Áng, Đơng Mỹ, Dun Hà, Hữu Hịa, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, Văn Điển và Yên Mỹ. Là khu nằm ở hữu ngạn sơng Hồng, Thanh Trì có địa thế thấp dần về phía Đơng Nam theo hướng dịng chảy của sơng Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sơng Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sơng Hồng nhiều lần chuyển dịng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm [43].

Dân số của huyện vào khoảng 198.706 người (2009), với mật độ khoảng 3.145 người/km2, đa phần là sản xuất nông nghiệp gồm: lúa, ngô, đỗ, rau xanh cung ứng cho khu vực nội thành [43].

Trên địa bàn huyện hiện nay được bố chí nhiều cơng trình thủy lợi như: Đập điều tiết Thanh Liệt nằm trên sơng Tơ Lịch; hồ điều hịa n Sở và trạm bơm Yên Sở. Đây là hai cơng trình đầu mối của hệ thống thốt nước Hà Nội ra sông Nhuệ, sơng Đáy và sơng Hồng, ngồi ra cịn có trạm bơm Đơng Mỹ nhưng hiện nay ít sử dụng [43].

Do là địa bàn trọng yếu trong cơng tác thốt lũ cho khu vực nội thành, huyện Thành Trì thường xuyên bị ngập do các hệ thống tiêu thoát hiện nay khơng đảm bảo tiêu thốt kịp trước những trận mưa lớn bất thường xảy ra [43].

Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Trì – Nguồn GIS Downappz - Internet

3.2. Tình hình ngập lụt tại huyện Thanh Trì

Theo báo cáo trong các Kế hoạch Phịng chống lụt bão của UBND huyện thì Thanh Trì là một vùng trũng của thành phố Hà Nội huyện có nhiều con sơng chảy qua như sơng Hồng, sơng Nhuệ, sơng Tơ Lịch, sơng Tích, sơng Lừ, những con sơng này đều là đường tiêu thốt nước chính của khu vực nội thành. Trên địa bàn huyện có tuyến đê chính là Đê Hữu Hồng có chiều dài 7 km có 03 xã ngồi đê là n Mỹ, Dun Hà và Vạn Phúc, đều là những xã thấp trũng, khi lũ sông Hồng lên cao đều phải sơ tán dân vào khu vực trong đê; tuyến đê thứ hai là đê sông Nhuệ dài 4 km bên hữu và 9 km bê tả ngạn, các tuyến đê xung yếu này thường bị sạt lở mạnh như: Năm 2008 sạt lở 35m đoạn qua Duyên Hà; lũ năm 2005 nước sông tràn vào bên trong đê ở đoạn trạm bơm Siêu Quần và thân bờ tả sông Nhuệ; tháng 8/2006 lũ trên sông Nhuệ gây tràn bờ vào xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa; lũ năm 2007 xảy ra sụt, sạt lở 11 hộ dân hai bên bờ sơng Nhuệ ở xã Tả Thanh Oai và Hữu Hịa; lũ 2008 xảy ra sạt lở ở bờ sông Nhuệ đoạn Đội 2 Tả Thanh Oai; đợt mưa lớn tháng 11/2008 gây ngập úng lớn trên địa bàn

Hữu Hòa nhiều đoạn ngập sâu từ 1 – 1.5m; lũ tháng 8/2010 đã gây ngập nặng toàn huyện. Việc ngập do mưa lớn thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện một số điểm ngập thường xuyên là khu vực Triều Khúc của xã Tân Triều, khu vực Thanh Liệt, khu vực dọc đường tỉnh lộ 70, xã Tả Thanh Oai, là những khu vực dễ ngập nhất trên địa bàn [24] [26].

3.3. Tình hình nhập cƣ ở huyện Thanh Trì

Như đã nêu ở phần trên, Thủ Đơ là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, do vậy lượng người từ các khu vực khác di cư đến Hà Nội sinh sống và học tập là một điều tất yếu, người di cư lên thành phố chủ yếu là kiếm việc làm và học tập, lực lượng này thường là người có thu nhập thấp, vì thế nhập cư thường tăng mạnh ở khu vực ven đơ như Từ Liêm, Thanh Trì, bởi vì những khu vực này chi phí sinh hoạt thấp, lại tập trung các nhà máy và khu công nghiệp. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Ngọc Quỳnh, trong giai đoạn 2003 - 2007 thì lượng di cư (di cư = nhập cư – xuất cư) của huyện Thanh Trì là 49408 người, đứng thứ 2 sau huyện Từ Liêm là 63730 người. Họ có thể tập trung trong các khu trọ hoặc sinh sống thành các khu ổ chuột, công việc chủ yếu là buôn bán hàng rong, làm thuê, thu mua phế liệu, khá giả hơn là bn bán tạp hóa. Đặc biệt các khu vực sơng Tơ Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, hai bên bờ các con sơng thường hình thành các khu nhà tạm bợ, họ thường gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày bằng việc xả rác thải bừa bãi. Lượng người nhập cư tăng lên nhanh chóng, thơng thường thì là lao động thời vụ hoặc tạm trú. Theo thống kê của huyện Thanh Trì, tính riêng xã Tả Thanh Oai có 23 nghìn người sinh sống thì có tới 5 nghìn người là tạm trú đến làm ăn, chưa kể số lượng người chưa đăng ký tạm trú, lao động thời vụ [1].

Bảng 3.1. Tổng số lƣợng di cƣ thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29 quận/huyện

Hà nội mở rộng Tổng số Nam Nữ 1 Quận Ba Đình 8,898 4,366 4,532 2 Quận Tây Hồ 11,216 5,600 5,616 3 Quận Hoàn Kiếm - 3,519 - 1,764 - 1,755 4 Quận Hai Bà Trưng 13,053 6,604 6,449 5 Quận Đống Đa 10,283 5,032 5,251 6 Quận Thanh Xuân 22,707 11,428 11,279 7 Quận Cầu Giấy 21,374 10,474 10,900 8 Quận Long Biên 18,704 9,101 9,603 9 Quận Hoàng Mai 37,757 19,259 18,499 10 Huyện Sóc Sơn 1,423 701 723 11 Huyện Đông Anh 25,364 12,642 12,722 12 Huyện Gia lâm 7,251 3,544 3,708 13 Huyện Từ Liêm 63,730 31,081 32,649 14 Huyện Thanh Trì di 24,726 24,682 15 Thị xã Hà Đông 2,430 1,207 1,223 16 Thị xã Sơn Tây 756 373 383 17 Huyện Ba Vì - 1,032 - 485 - 547 18 Huyện Phúc Thọ - 1,602 - 783 - 819 19 Huyện Đan Phượng 882 439 443 20 Huyện Thạch Thất 1,762 850 912 21 Huyện Hoài Đức 293 150 143 22 Huyện Quốc Oai - 35 - 64 - 71 23 Huyện Chương Mỹ - 79 - 85 - 94 24 Huyện Thanh Oai - 4,110 - 1,971 - 2,139 25 Huyện Thường Tín - 441 - 220 - 221 26 Huyện Mỹ Đức - 658 - 332 - 326 27 Huyện Ứng Hòa - 3,130 - 1,501 - 1,629 28 Huyện Phú Xuyên - 1,354 - 625 - 729 29 Huyện Mê Linh 4,749 3,150 1,599

3.4. Nguồn lực và hoạt động phịng chống lụt bão của chính quyền địa phƣơng

Như đã nêu ở phần trên, bằng việc điều tra khảo sát, phỏng vấn, với mục đích nghiên cứu cách thức ứng phó với ngập lụt của người dân nhập cư trên địa bàn huyện Thanh Trì – Khu vực tác giả khu trú trong nghiên cứu. Với nhận định, đối tượng người nhập cư thường là đối tượng dễ bị tổn nhất trong khu vực đô thị trước những biến động về kinh tế xã hội cũng như những biến động liên quan đến thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu. Trong cơng tác ứng phó với các biến động mang tính xã hội, việc chung tay giải quyết các vấn đề luôn cần có sự kết hợp tham gia giữa người dân và chính quyền địa phương. Trong công tác phòng chống lụt bão cũng vậy, việc kết hợp giữa chỉ đạo của chính quyền và hành động của người dân càng tốt thì kết quả giảm nhẹ thiên tai sẽ càng hiệu quả. Bằng việc khảo sát thơng tin đối với chính quyền và người dân nhập cư, tác giả đã nhận được kết quả, là một kênh thông tin kết nối giữa chính quyền địa phương và người dân trong khu vực nghiên cứu, qua đó có những sự gắn kết có hiệu quả hơn trong cơng tác phịng chống tác động của ngập lụt. Dưới đây là kết quả khảo sát mà tác giả đã thực hiện.

a. Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Cơng tác ứng phó với lụt bão, úng ngập và giảm nhẹ thiên tai tại một khu vực, địi hỏi phải có sự tham gia kết hợp giữa chính quyền và người dân địa phương, trong đó chính quyền đại diện là Ban phịng chống lụ bão các cấp đóng vai trò chỉ đạo và điều phối. Để đảm bảo liên kết với người dân địa phương, nhằm ứng phó kịp thời trước diễn biến của thiên tai, cơ cấu của Ban phịng chống lụt bão của huyện Thanh Trì đã được bố trí một cách phù hợp, đơn giản và tránh sự chống chéo, đảm bảo sự chỉ đạo và báo cáo xuyên suốt.

Với đặc trưng là một huyện vùng trũng của Thành phố, nhiệm vụ phòng chống lụt bão, ngập úng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 57)