Mối quan hệ giữa khí nhà kính và sự biến động của nhiệt độ toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 46 - 48)

Nguồn J. R. Petit et al – Internet [46]

2.3.1. Biến đối khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, theo các nhà nghiên cứu khí tượng học, khu vực nhiệt đới là nơi chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu, trong khi đó khu vực nhiệt đới lại tập trung chủ yếu là các nước nghèo. Vì vậy, tác động của biến đổi khí hậu sẽ càng làm gia tăng hiện tượng đói nghèo ở khu vực này. Đối với Việt Nam, cùng với xu thế chung của tồn cầu, biến đổi khí hậu cũng được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu tại Việt Nam, theo nghiên những nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngữ, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,5-0,7 oC trong khoảng 50 năm qua. Trong 3 thập kỷ gần đây, từ 1981 – 2010, số đợt khơng khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt, trung bình từ 29 đợt/năm xuống cịn 24 đợt/ năm. Trong thời kỳ 1960

– 2007, số bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ. Số bão ảnh hưởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, số bão ảnh hưởng đến khu vực phía Nam tăng lên. Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm rõ rệt, từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm gần đây. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua khơng nhất qn: Có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ. Các hiện tượng El Nino và La Nina hoạt động mạnh hơn ảnh hưởng rõ rệt hơn, nhất là trong thập kỷ 1991 – 2000, làm tăng hạn hán và lũ lụt. Mực nước biển dâng lên 10 - 25cm trong thế kỷ XX, đặc biệt là trong vòng 15 năm cuối cùng. Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi, trong khi số ngày nắng, nóng tăng lên, nhất là trong thập kỷ 1991 - 2000, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ [14].

Theo những nhận định của thế giới thì Việt Nam thuộc nhóm những nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (WB 2007), ý thức được sự nguy hiểm của BĐKH Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn và ký cam kết vào Công ước khung (ký năm 1994) và ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với quan điểm ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ sống cịn, chung tay với thế giới giảm phát thải khí nhà kính để giảm biến đổi khí hậu [6].

2.3.2. Biến đổi khí hậu khu vực Hà Nội

Đối với khu vực Hà Nội cũng có xu thế chung của biến đổi khí hậu, trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu tồn cầu một thách thức với phát triển bền vững của Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đức Ngữ cho thấy, nhiệt độ tại Hà Nội tiếp tục tăng lên, kết hợp việc đơ thị hóa nhanh, diện tích đất bị bê tơng hóa, ao hồ đầm bị san lấp, lớp phủ cây xanh thưa thớt dẫn đến hiện tượng nắng nóng kéo dài trong mùa hè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 46 - 48)