Xu thế nhiệt độ giai đoạn 1900 – 2002 tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 48)

Lượng mưa tại khu vực Hà Nội cũng diễn biến thất thường hơn, các trận mưa lớn xuất hiện nhiều, do cơ sở hạ tầng yếu kém, việc tiêu thoát nước trong những trận mưa lớn không kịp dẫn đến hiện tượng ngập lụt, gây ra khơng ít những khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người dân, điển hình là trận mưa lớn tháng 10/2008, trận mưa lũ lớn 8/2013 gây vỡ đê sông Nhuệ và hiện tượng ngập lụt tại các khu vực nội thành, các khu vực ngoại thành của huyện Từ Liêm, Thanh Trì thường xun xảy ra khi có mưa. Do địa hình khu vực nằm sâu trong nội địa, nên Hà Nội ít phải ngánh chịu những tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu hơn so với các khu vực ven biển. Tuy nhiên, với dân số đông đúc, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo, thì các hiện tượng nắng nóng, mưa lớn, ngập lụt xảy ra thường xun đã gây ra khơng ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt của đại bộ phận dân chúng [14].

Hình 2.3. Biến động lƣợng mƣa trung bình năm giai đoạn 1886 – 2001 - Nguồn Nguyễn Đức Ngữ

2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Hà Nội

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thơng tin, việc xây dựng các mơ hình tính tốn khí hậu trái đất đã phát triển rất nhanh. Việc mơ phỏng khí hậu trong tương lai dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế xã hội đã được thế giới thực hiện, dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu tồn cầu Việt Nam cũng đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho riêng mình với kịch bản mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2012, thơng tin về biến đổi khí hậu (biến động nhiệt độ và lượng mưa) dựa trên 3 kịch bản phát thải là A2 (phát thải cao), B1 (phát thải thấp) và B2 (phát thải trung bình) đã được chi tiết hóa đến cấp tỉnh. Đối với khu vực Hà Nội, nhiệt độ và lượng mưa được tính tốn cho các giai đoạn 10 năm một, từ năm 2020 đến 2100, số liệu được so sánh với trung bình giai đoạn 1980 – 1999, kết quả cho thấy ở tất cả các kịch bản nhiệt độ và lượng mưa đều cho tăng mức tăng lớn nhất đối với kịch bản phát thải cao A2, mức tăng trung bình ứng với kịch bản B2 và mức tăng thấp nhất là kịch bản B1 (hình 2.4 và 2.5).

Hình 2.4. Kịch bản nhiệt độ tại trạm Hà Đông – Hà Nội (nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trƣờng) (nguồn: Bộ tài ngun và Mơi trƣờng)

Hình 2.5. Kịch bản lƣợng mƣa tại trạm Hà Đông – Hà Nội (nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trƣờng)

Kịch bản biến đổi khí hậu là sự mơ phỏng điều kiện khí hậu trong tương lai được tính tốn dựa trên các mơ hình khí hậu tồn cầu và khu vực, với thơng số về nồng độ khí nhà kính dựa trên kịch bản phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, đây là một “bức tranh” cung cấp thông tin cho việc định hướng phát triển kinh tế xã hội và việc xây dưng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Việc xây dựng kịch bản quy mô cấp tỉnh tại Việt Nam đã góp phần trong việc định hướng và xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động cho mỗi tỉnh thành của Việt Nam [6].

2.5. Ngập lụt tại thành phố Hà Nội

Kể từ khi trận ngập lụt lịch sử năm 2008 xảy ra trên địa bàn Hà Nội, kết hợp với nhiều nguồn thông tin về tình hình ngập do triều cường ở các tỉnh, thành phố phía Nam hay trận ngập khủng khiếp xảy ra ở Băng Cốc Thái Lan, vấn đề ngập lụt ở Hà Nội đã trở thành một vấn đề nóng trên các phương tiện thơng tin truyền thơng. Việc các hệ thống thốt nước tỏ ra yếu kém, việc phát triển không đồng bộ của cơ sở hạ tầng, kết hợp với sự bất thường của các hiện tượng thời tiết do tác động của BĐKH đã ngày một làm gia tăng hiện tượng ngập úng cục bộ, gây khơng ít khó khăn trong đời sống của đại bộ phận dân chúng trên khắp địa bàn thành phố.

Hình 2.6. Bản đồ độ sâu ngập lụt cực đại khu vực nội thành Hà Nội trong trận ngập lụt từ 31/10-2/11/2008 (NguồnTrần Ngọc Anh và cộng sự)

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thành phố, Hà Nội có địa hình đa dạng, hệ thống sơng ngịi, hồ đầm nhiều, trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường việc mưa lớn thường gây ra ngập lụt trên diện rộng cả trong nội thành và ngoại thành. Các cơn bão đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ thường gây ra những trận ngập lớn và sâu, mặt khác mạng lưới tiêu thoát nước ở Hà Nội cũ kỹ được xây dựng thời Pháp năng lực tiêu thoát kém, việc vải chắp vá, các tuyến mương

tiêu thoát nước tiết diện nhỏ, bị bồi lắng khơng đáp ứng được u cầu thốt nước trong khu vực nội thành, các khu đô thị mới chưa quan tâm đến hệ thống tiêu thoát một cách đúng mức, hệ thống hồ đầm điều hòa bị san lấp, dẫn đến hiện tượng ngập lụt trong những năm gần đây xảy ra thường xuyên hơn [17][20].

Bảng 2.7. Tình hình gập lụt tại thành phố Hà Nội từ 1984 – 2008

Trận mưa Cường độ mưa

Đặc điểm

địa bàn Số điểm úng ngập Thời gian rút Trước kia Trận mưa ngày 10, 11 tháng 11/1984 397 mm Mưa chủ yếu khu vực nội thành Toàn thành phố Các điểm trũng trên đường phố ngập sâu từ 0,5- 1 m (kể cả xung quanh hồ Hoàn Kiếm ngập sâu 0,4- 0,5 m)

7 đến 10 ngày khu vực nội thành cũ 20 ngày các khu vực phía Nam Thành phố như Tân Mai, Định Công, Giáp Bát, Tương Mai. Trận mưa ngày 29, 30 tháng 08/1994 301 mm Trên 100 điểm Các điểm trũng trên đường phố ngập sâu từ 0,4- 0,7 m 3 đến 5 ngày khu vực nội thành cũ.10 đến 15 ngày khu vực Tân Mai, Tương mai, Giáp Bát. Hiện nay Từ 31/10 đến 2 tháng 11 năm 2008 Nội thành: 558,7 mm Hà Đông: 820 mm Mưa trên diện rộng toàn miền Bắc 83 điểm - Các điểm trũng trên đường phố ngập sâu từ 0,3- 0,5 m

(hồ Hoàn kiếm chưa tràn bờ).

Sau 1 ngày còn 13 điểm,

Sau 2 ngày còn 5 điểm thuộc địa bàn các quận mới. 14/6 năm 2012 Hà Nôi: 253,5 mm Mưa chủ yếu tại Hà Nội 122 điểm - Các điểm trũng ngập từ 0,5- 1 m Sau 1 ngày còn 23 điểm, sau 2 ngày còn 3 điểm thuộc khu vực Giáp Bát, Tân Triều

Bảng 2.8. Tổng hợp số lƣợng điểm úng ngập ứng với các trận mƣa từ 50mm đến 100 mm trong 8 năm (từ năm 2003 đến 2010)

T

T Nội dung theo dõi

Các năm 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 1 Tổng số tuyến đường/phố bị ngập 27 31 57 46 36 52 55 61 2 Số điểm ngập từ 2h trở lên 15 10 45 18 6 30 33 60 3 Thời gian ngập tối đa (h) 6 6 4 6 8 8 6.3 15 4 Thời gian ngập tối thiểu (h) 1.3 0.45 1 0.5 0.45 0.3 1 1.4

5

Số tuyến đường/ phố có từ 2

điểm ngập trở lên 8 7 41 33 13 22 33 2

Ghi chú: Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội

- năm 2007 có tới 3 điểm ngập >8h - năm 2010 có tới 14 điểm ngập >5 h

Hệ thống thoát nước của Hà Nội khơng đáp ứng được khả năng tiêu thốt nước khi xảy ra các trận mưa lớn chính là hiện trạng của hệ thống thốt nước hiện nay. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay khi thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp Hà Nội thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa lớn. Trong lịch sử có nhiều trận ngập lụt lớn như các năm 1984, 1994 xảy ra trên địa bàn, tuy nhiên điển hình nhất vẫn và trận ngập lụt cuối tháng 10 năm 2008, kể từ sau trận ngập lụt lịch sử này, vấn đề ngập lụt đã trở thành chủ đề được quan tâm của người dân, ví dụ điển hình của trận ngập tháng 10/2008. Từ ngày 30/10 đến 1/11/ 2008 trên toàn miền Bắc xảy ra trận mưa lớn, theo các chuyên gia khí tượng thủy văn đây là trận mưa lịch sử lớn nhất trong vịng 100 năm tính đến thời điểm đó, với lượng mưa đo được trên 500 mm, tại Hà Đông gần 1000 mm, tại trạm Láng là trận mưa có tổng lượng mưa 24 giờ đứng thứ 2 sau trận mưa ngày 10/11 năm 1984 (394.9 mm) [16][17].

Bảng 2.9. Thống kê lƣợng mƣa tháng 10/2008 Tên trạm 19h, 30/10- 19h, 31/10 19h, 31/10- 19h, 1/11 19h, 1/11- 19h, 2/11 Tổng Láng 347 128.1 88.1 563.2 Hà Đông 514.2 186.4 112.3 812.9 Hà Nội 308.4 167.7 64.9 541 Thượng Cát 326.1 179.9 87.2 593.2 Kim Anh 207.6 126.1 54.5 388.2 Sóc Sơn 238 111 63 412 Trâu Quỳ 350.7 172.4 110.3 633.4 Đông Anh 380 126 60 566 Liên Mạc 233.3 131.9 60.2 425.4 Thanh Trì 321.8 117.1 61 499.9

Nguồn Cơng ty thốt nƣớc Hà Nội

Theo báo cáo của UBND thành phố, mưa lớn khu vực nội thành tại thời điểm ngày 31/10 đã có 90 điểm ngập úng cục bộ, có độ sâu trung bình từ 0.3 đến 0.8 m. Đặc biệt có điểm ngập sâu từ 1 đến 1.2m như Thái Hà, Trường Chinh, Giáp Bát; khu vực Tân Mai, Định Công ngập từ 1 đến 2.5m. Đến ngày 2/11 còn 48 điểm ngập, trạm bơm Yên Sở phải đắp bờ chống ngập cho các máy bơm. Quan ngày 3/11 khu vực nội thành vần còn 44 điểm dân cư vẫn còn ngập nước. Do mưa lớn trên diện rộng nên khu vực ngoại thành bị ngập nặng, có tới 54.356 ha diện tích trồng cây vụ Đông, hoa màu bị ngập, 94.407 ha thủy sản bị mất trắng, 2.718 ha lúa bị ngập úng, 28.747 hộ dân bị ngập úng [16].

Về thiệt hại, đã có 20 người chết, 2 người bị thương, 7 nhà bị đổ, 9.100 m tường rào bị sập, 90 địa điểm ngập, 6.400 gia súc chết, hệ thống giao thông bị ngập úng hầu hết xuống cấp và hư hỏng. Hậu quả của ngập úng gây ách tắc giao thông trong thành phố, nhiều cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình bị ngập úng hư hại, nhiều tầng hầm nhà chứa, bến bãi bị ngập gây thiệt hại không nhỏ về tài sản [21].

2.6. Thiệt hại ngập lụt đối với TP Hà Nội

Ngập lụt ở Hà Nội chỉ đơn thuần là lượng mước mưa lớn không thể tiêu thốt kịp, khơng trở thành thảm họa như lũ lụt, ngập lụt ở khu vực khác như miền Trung, mức độ thiệt hại về người rất ít, tuy nhiên nếu ngập nặng, mức độ thiệt hại về kinh tế thường rất lớn, bởi vì vật chất và cơ sở hạ tầng của thành phố thường có giá trị kinh tế lớn, mặt khác do khả năng tiêu thoát của một số nơi của thành phố cịn kém, dẫn đến ngập thường xun hơn, thậm chí ngập ngay khi có những cơn mưa xảy ra chỉ một vài tiếng. Với vấn đề ngập úng xảy ra như vậy, tác động của nó đến đời sống sinh hoạt của người dân sẽ được tổng hợp dưới dây:

Thiệt hại về người

Ngập lụt ở Hà Nội chủ yếu gây xáo trộn đời sống dân sinh là chủ yếu, tuy nhiên vấn đề gây thiệt hại đến tính mạng con người vẫn có thể xảy ra, đặc biệt điển hình là trận ngập lụt cuối tháng 10/2008, Hà Nội dẫn đầu các địa phương chịu ảnh hưởng của trận mưa lớn miền Bắc về số người thiệt mạng (20 người chết). Nguyên nhân dẫn đến tử vong trực tiếp là do nước ngập, gián tiếp là do bị thương không cấp cứu kịp, do điện giật, trẻ em cảm lạnh, người già ốm yếu …

Thiệt hại kinh tế

Thiệt hại nhà cửa, vật dụng và phương tiện đi lại

Ngập lụt lâu ngày thường làm hư hỏng các vật dụng như hệ thống cửa gỗ, cửa sắt, đồ dùng bằng gỗ công nghiệp, sụt lún nền nhà, đặc biệt là chi phí sửa chữa các phương tiện giao thông đối với phương tiện xe máy dao động khoảng vài trăm nghìn/xe, đối với phương tiện ơ tơ thiệt hại do bị ngập nước với con số rất lớn thậm chí lên đến vài trăm triệu nếu bị ngập vào động cơ, các cơ sở hạ tầng, kho tàng, bến bãi bị thiệt hại nặng nề về hàng hóa bị ngập, nhà xưởng bị sụt nền móng phải dừng hoạt động để sửa chữa. Ví dụ theo ước lượng tính tốn của một số nghiên cứu ước tính thiệt hại về nhà cửa và phương tiện đi lại trong đợt ngập 2008 đã lên tới trên 700 tỷ đồng [16] [21].

Bảng 2.10. Thiệt hại về nhà của và vật dụng tháng 10/2008

Khoản mục ĐVT Kí hiệu Số lƣợng Chi phí

( triệu đồng )

Thiệt hại ( triệu đồng )

Nhà cửa bị ngập Nhà A1 78000 2.5 195000 Nhà bị đổ sập Nhà A2 7 50 350 Thiệt hại của cải cái A3 78000 1.5 117000 Phương tiện đi lại cái A4 - - 424000

Tổng thiệt hại 736 350

Nguồn Nguyễn Thị Thu Trang [16]

Nơng nghiệp, thủy sản

Hà Nội có các vùng rộng lớn ngoại thành là đất nông nghiệp và thủy sản, đây là khu vực cung cấp các loại rau quả, lương thực thực phẩm cho khu vực nội thành, mưa lớn gây ngập lụt cũng tác động mạnh đến khu vực này, đặc biệt việc xả nước thoát ngập từ nội thành ra khu vực này sẽ làm tình trạng ngập nặng thêm. Đối với các loại rau quả, hoa màu, việc mưa lớn hay ngập úng thì khả năng mất trắng là rất lớn, thiệt hại của khu vực này sẽ nhanh trong tác động đến khu vực tiêu thụ sản phẩm, việc khan hiếm hàng hóa sẽ đẩy giá cả lên cao gấp nhiều lần trong thời gian dài.

Bảng 2.11. Thiệt hại về Nông nghiệp tháng 10/2008

Loại cây Diện tích bị ngập

( ha ) Giá bình quân ( triệu đồng/ha ) Thiệt hại ( triệu đồng ) Lúa 3101 16.97 52623.97 Ngô và đậu tương 40950 9.95 407452.5 Rau màu 11500 71 816500

Hoa quả 2596 25 64900 Hoa cây cảnh 707 90.65 64089.55

Cây khác 3910 15 58650

Thổng thiệt hại 1 464 216.02

Các khu vực Yên Sở, Thanh Trì là những khu vực ni thủy sản lớn, được xem là vựa cá của thủ đô, trận ngập năm 2008 đã làm cho khu vực chăn nuôi thủy sản này thiệt hại nặng nề, hầu như mất trắng

Bảng 2.12. Thiệt hại về thủy sản tháng 10/2008

Khoản mục hiệu Diện tích (ha ) Thiệt hại TB (triệu đồng/ha ) Thiệt hại ( triệu đồng )

Thiệt hại nuôi trồng thủy sản C1 13660 80 1092800 Thiệt hại khai thác thủy sản C2 13660 1.37 18714.2 Thiệt hại đầm nuôi thủy sản C3 13660 15 204900

Thổng thiệt hại = C1 + C2 + C3 1316414.2

Nguồn Nguyễn Thi Thu Trang [21]

Thiệt hại cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc

Ngập lụt nhiều ngày sẽ làm cho hệ thống hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng, những con đường thường xuyên bị ngập thường nhanh xuống cấp hơn do đặc tính bị dịn khi ngập nước của nhựa đường, khi ngập kết hợp với tải trọng giao thơng sẽ làm cho mặt đường bị bong tróc, xuất hiện ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Khi xảy ra ngập, điện sinh hoạt thường bị cắt để đảm bảo an toàn, việc cắt điện ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đặc biệt là việc đình trệ sản xuất ở các khu cơng nghiệp ngoại thành và các bệnh viện. Trong trận ngập 10/2008, theo thơng kê có 2000 trạm điện của Cơng ty Điện lực Việt Nam bị ngập trong đó có 463 trạm khơng vận hành được (quận Hoàng Mai 101 trạm; Thanh Xuân 32 trạm; Long Biên 40 trạm; Đống Đa 30 trạm; Hai Bà Trưng 23 trạm; Ba Đình 10 trạm; Thanh Trì 25 trạm và khu vực Hà Tây cũ cịn 169 trạm chưa có điện vì trạm 220kV Hà Đơng bị ngập trong nước). Do đó, Cty điện lực Hà Nội phải sa thải các trạm ra khỏi hệ thống khiến nhiều hộ dân tại TP.Hà Đông, tại các huyện thuộc Hà Tây cũ và các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đống Đa bị mất điện. Các địa điểm bị ngập nặng nhất là Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên [21].

 Ảnh hưởng xã hội

Ách tắc giao thông

Giao thông ở Hà Nội với những ngày bình thường vào giờ cao điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 48)