Công tác chuẩn bị cứu trợ của các xã năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 72)

TT Địa điểm sơ tán Tổng số dân

Hàng cứu trợ ăn liền (thùng) Nƣớc uống (thùng) I Xã Yên Mỹ 1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Yên Mỹ 800 843 400 3 Trường THCS Yên Mỹ 800 843 400 4 Đê Yên Mỹ 500 521 250

II Xã Duyên Hà

1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Duyên Hà 800 843 400 3 Trường THCS Duyên Hà 800 843 400 4 Đê sông Hồng 500 521 250 III Xã Vạn Phúc 1 Trụ sở UBND xã 700 729 350 2 Trường tiểu học Vạn Phúc 800 843 400 3 Trường THCS Vạn Phúc 800 843 400 4 Đê sông Hồng 500 521 250 IV Xã Hữu Hòa 1 Trụ sở UBND xã 500 521 250 2 Trường tiểu học Hữu Hòa 1500 1565.5 750 3 Trường THCS Hữu Hòa 1500 1565.5 750

V Xã Đại Áng

1 Trụ sở UBND xã 500 521 250 2 Trường tiểu học Đại Áng 1500 1565.5 750 3 Trường THCS Đại Áng 1500 1565.5 750

e. Công tác diễn tập

Tuy không phải là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng trầm trọng bởi thiên tai, nhưng công tác diễn tập phịng chống lụt bão của huyện Thanh Trì vẫn được diễn ra hàng năm, ở tất cả các cấp, các đơn vị trên tồn địa phương.

Cơng tác diễn tập trước mùa mưa bão là một yếu tố quan trọng trong cơng tác phịng chống lụt bão, diễn tập các tình huống xảy ra sẽ tránh được các trường hợp thụ động, qua diễn tập sẽ rút ra các bài học kinh kiệm, phát hiện các điểm yếu kém để bổ sung giúp cho cơng tác phịng chống lụt bão kịp thời, hiệu quả. (Đ/c Phó chủ tịch, thành viên Ban PCLB huyện)

Theo các Báo cáo của Ban phịng chống lụt bão thì cơng tác diễn tập diễn ra trước tiên là phải căn cứ vào tình hình diễn biến mưa lũ được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, sau là nhận định đặc điểm tình hình trên địa bàn huyện, dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Ban PCLB huyện thực hành diễn tập trước mùa mưa bão đến.

Các tình huống thường xuyên được diễn tập qua các năm bao gồm:Tình huống thứ nhất - Ngập úng khi nước sông lên cao, mưa to trên diện rộng: Lũ sông Hồng lên cao, kéo dài gây ngập lụt khu vực ngoài đê, mưa to trên diện rộng dễ gây ngập úng đời sống nhân dân bị ảnh hưởng; Tình huống thứ 2 - Sạt lở bờ sông, diễn biến dịng chảy sơng Hồng, sơng Nhuệ gây sạt lỡ bờ sông, sập đổ nhà cửa thiệt hại về người và vật chất, ánh hưởng đến khu vực dân cư bị sạt lở; Tình huống thứ 3 - Ngập lụt trên diện rộng, khi lũ các sông lên cao làm đê điều có nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng, cùng với mưa to dài ngày gây ngập lụt diện rộng, nhiều cơng trình hạ tầng bị hư hại, giao thơng bị chia cắt, gây thiệt hại lớn cho người và tài sản; Tình huống thứ 4 - Vỡ đê sơng Nhuệ, nước sơng gây ngập lụt trên diện rộng, nhiều cơng trình hạ tầng bị hư hỏng, giao thơng bị chia cắt, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân.

Tất cả những tình huống trên ln được Ban chỉ huy PCLB huyện chỉ đạo từ cấp huyện đến cấp thôn thực hiện một cách nghiêm túc, đúc rút kinh nghiệm

ngay sau khi kết thúc các buổi diễn tập (Ban PCLB huyện - Báo cáo phòng

chống lụt bão các năm) [2][3][4][26].

f. Công tác tuyên truyền

Nhằm nâng cao nhận thức và tránh tư tưởng chủ quan lơ là mất cảnh giác; tự giác chủ động trong mọi tình huống diễn biến phức tạp của thời tiết; tích cực tham gia chuẩn bị các phương án đảm bảo tuyệt đối an tồn đê kè, tính mạng và tài sản của nhân dân; tích cực chống úng, tiêu thốt nước nhanh đảm bảo đời sống sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Công tác tuyên truyền phịng chống lụt bão, úng ngập và tìm kiếm cứu nạn ln được Chính quyền huyện quan tâm. Cơng tác tun truyền về phịng chống lụt bão được UBND và Ban phòng chống lụt bão kết hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy và Ban chỉ hủy tìm kiếm cứu nạn thực hiện . (Đ/c Phó chủ tịch, thành viên

Ban PCLB huyện).

Đối với nội dung công tác tuyên truyền, Ban PCLB kết hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy biên soạn nội dung và thực hiện Chúng tôi được UBND huyên giao nhiệm vụ kết hợp với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn, về nội dung tuyên truyền như: Tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức kinh tế chính trị, xã hội, kinh tế, đồn thể quần chúng, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện và mọi người dân trên toàn huyện hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện những quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập và tìm kiếm cứu nạn; Nội dung tuyên truyền về phòng chống lụt bão, chúng tôi thực hiện bao gồm: Luật đê điều; pháp lệnh phòng chống lụt bão; các văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ về phịng chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Các văn bản của Thành ủy và UBND Thành phố, huyện Thanh Trì về cơng tác phịng chống lụt bão. Tuyên truyền về quy định thành lập và sử dụng quỹ phòng chống thiên tai của huyện. Tuyên truyền về mức độ phức tạp, diễn biến bất thường của mưa, lũ, bão, vận động nhân dân đồng thời tổ

chức hướng dẫn biện pháp chủ động chuẩn bị, tự tổ chức phòng chống thiên tai cho gia đình mình và tích cực tham gia vào cơng tác phịng chống thiên tai, lụt bão của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Trong q trình tun truyền chúng tơi ln nêu bật được kết quả, bài học kinh nghiệm trong cơng tác phịng chống thiên tai, cỗ vũ, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo của nhân dân huyện Thanh Trì; Về phương thức tuyên truyền có thể tiến hành thơng qua sinh hoạt Đảng, chính quyền, đồn thể. Ban Tuyên giáo phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của nhà nước về nhiệm vụ phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đến từng các đơn vị xã. Chúng tôi kết hợp với Đài phát thanh và truyền thanh cơ sở mở các chuyên mục phản ánh thường xuyên về cơng tác chuẩn bị phịng, chống lụt bão, thiên tai; các bản tin, bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về đê điều, về tình hình thiên tai, ln được đài phát thanh tăng cường phát báo. Ngồi ra chúng tơi cịn kết hợp với Ban văn hóa đặt in ấn, các Pano, áp phíc tuyên truyền (Đ/c Trưởng ban Tuyên Giáo huyện, Thành viên ban

phòng chống lụt bão huyện).

Như vậy, từ những thông tin của các thành viên trong Ban phòng chống lụt bão các cấp huyện, xã cung cấp bên trên cho ta thấy, tuy huyện Thanh Trì khơng phải là địa phương bị ảnh hưởng khốc liệt của thiên tai, hiện tượng ngập úng cục bộ cũng chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt trong thời gian ngắn nhưng cơng tác phịng chống lụt bão của huyện luôn được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ công tác vật tư cho đến các đợt tập huấn, chuẩn bị địa điểm sơ tán, diễn cập các tình huống có thể xảy ra. Điều này chứng tỏ sự quan tâm một cách thiết thực của chính quyền đối với người dân địa phương trong cơng tác phịng chống thiên tai.

3.5. Ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ với ngập lụt

Việc tìm hiểu về ứng phó của bộ phận người dân nhập cư được tác giả thực hiện thông qua phỏng vấn sâu, theo như khái niệm thì ứng phó là gồm hai q trình đó là thích ứng và giảm thiểu tác động của ngập lụt, việc tìm hiểu về ứng phó được chia làm ba tiêu mục cần tìm hiểu đó là: Chuẩn bị ứng phó

(Chuẩn bị phương tiên, vật chất trước khi ngập…); Ứng phó khi xảy ra ngập (Các hành động diễn ra khi bị ngập nhằm giảm thiểu tác động); Khắc phục hậu quả sau

khi ngập (Các hành động diễn ra sau khi ngập). Kết quả khảo sát như sau:

3.5.1. Chuẩn bị ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ

Qua tìm hiểu một số người nhập cư trên địa bàn huyện Thanh Trì những nơi thường xuyên xảy ra ngập như khu vực Tân Triều, khu vực Tả Thanh Oai về cơng tác chuẩn bị ứng phó với ngập, với những câu hỏi xoay quanh vấn đề bị ảnh hưởng bới ngập và chuẩn bị vật tư phương tiện dụng cụ ứng phó với tác động của ngập, kết quả cho thấy phần lớn người được hỏi có chuẩn bị chống ngập chủ yếu tập trung vào các đối tượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán tự do.

Anh Nguyễn Văn Mạnh trước kia bán hàng tạp hóa ở đường Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân, do khu đó giải phóng mặt bằng làm chung cư, anh chuyển về thuê cửa hàng tại đường Triều Khúc, anh cho Mạnh cho biết tại khu vực đường Triều Khúc hễ cứ mưa to là ngập nặng, gia đình anh rất vất vả mỗi khi mưa to do gia đình anh bn bán, hàng hóa chủ yếu là lương thực thực phẩm như gạo,lạc, dỗ, bánh kẹo, đồ khơ và dụng cụ sinh hoạt, vì vậy khi xảy ra ngập phải chuyển đồ lên cao, nhà chỉ có hai vợ chồng, con cịn nhỏ nên mỗi khi ngập đặc biệt là vào ban đêm, việc thu dọn hàng hóa khiến anh chị có đêm phải thực trắng, anh Mạnh cho biết, để ứng phó với ngập anh đã thuê thợ hàn làm một cái giá bằng sắt chắc chắn, cao để đặt hàng hóa lên đó, khi có mưa ngập cũng khơng lo nước ngập lên, anh cịn cho biết thêm, anh còn chuẩn bị một tấm bạt rứa rộng mua ở chợ Hà Đông, nếu trường hợp mưa to bị ngập anh sử dụng che chắn trước cửa nhà, tránh trường hợp ô tô chạy qua, nước dạt, xô vào nhà gây hỏng cửa cuốn. (Anh Nguyễn Văn Mạnh – Quê Nam Định – Nghề nghiệp bán

hàng tạp hóa - Trú tại số 123 đường Triều Khúc.)

Trường hợp cũng bn bán hàng tạp hóa như gia đình anh Mạnh là anh

Bùi Đình Tuấn thuê nhà 2 tầng bán hàng tạp hóa ở khu vực Tả Thanh Oai, anh Tuấn cũng cho biết: Khu dọc đường Tả Thanh Oai cũng thường xuyên bị ngập

ngập thường xuyên vào mùa hè, anh cho biết, khi ti vi hoặc loa xã thơng báo sắp có mưa to hoặc có bão sắp vào, anh thường mua 3 bao tải cát, ít gạch, khi có mưa là anh đắp một cái bờ cao trước nhà, ngăn nước và rác trôi vào, anh cho biết việc này cũng khá hữu ích khi ngăn được bùn bẩn từ cống đùn lên, nhưng khơng ngăn hồn toàn được nước Anh Bùi Đình Huấn – Quê Yên Nghĩa, Hà Đông – Nghề nghiệp buôn bán – Trụ tại số 37, đường Tả Thanh Oai, Thanh Trì.

Trường hợp giữa anh Mạnh và anh Tuấn chúng ta thấy có những điểm khá giống nhau đó là việc tìm các cách làm sao giảm thiểu thiệt hại của ngập, thông qua việc chuẩn bị các công cụ, dụng cụ ứng phó, hai trường hợp điều làm cơng việc là bn bán kinh doanh hàng tạp hóa, họ có những cách thức chủ động như nghe ngóng thơng tin thời tiết, bố trí hàng hóa, vật dụng lên cao, sử dụng các công cụ như bạt, bao tải cát, gạch nhằm ngăn nước vào nhà. Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị một số dụng cụ để ngăn nước trước khi ngập, để ứng phó với ngập một cách dài hạn, do không chịu đựng được với hiện tượng ngập, một số người bn bán đã có biện pháp là xây một bức ngăn trước nhà.

Tôi thuê tầng dưới của nhà người thân ở đây để bán hàng gia dụng, mỹ phẩm, tuy nhiên khu này cứ mưa là ngập vào tận nhà, ô tô đi qua nước xơ vào bung cả cửa kính, tơi xin phép chủ nhà cho xây một bức ngăn trước nhà, giờ thì mưa to cũng khơng ngập nữa (Chị Nguyễn Thị Mai – Quê Nam Định – Bán hàng mỹ phẩm số 78 Triều Khúc).

Tương tự trường hợp chị Mai ở Triều Khúc, chị Bình ở dọc con đường đó cũng thuê tầng dưới để bán hàng ăn sáng, chị Bình cũng đã xin chủ nhà cho xây bức ngăn trước cửa nhà để ngăn nước ngập vào nhà.

Ở đây ngập lắm anh ơi, em th nhà cơ em, bà ấy có căn nhà này cho sinh viên thuê 2 tầng bên trên, em thuê cô tầng dưới làm quán bán hàng ăn sáng, khu này ngập lắm, khi ngập thì cống đùn lên tồn bùn, hơi thơi không chịu được, em phải thuê thợ xây đắp cho em cái gờ trước cửa cao hơn 20 phân để ngăn nước vào, giờ thì khơng sợ ngập nữa. (chị Lê Thị Bình – Quê Hà Nam –

Bán hàng ăn số 175 Tả Thanh Oai).

Hình 3.4. Hình ảnh trƣớc nhà chị Lê Thị Bình – Nguồn Tác giả

Phỏng vấn một số nhóm sinh viên thuê trọ tại khu vực Tả Thanh Oai các em cho biết. Chúng em là sinh viên của trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp,

khu vực dọc đường Tả Thanh Oai hay xảy ra ngập khi mưa, trường các em cũng bị ngập sân trường nước đền đầu gối chân, chúng em phải lội dọc đường này đi học, khu trọ nhà em cũng ngập sâu, nước vào tận trong nhà, đồ đạc phải kê cao hết. Khi được hỏi các em có chuẩn bị gì trước khi ngập khơng, các em cho biết, khơng có chuẩn bị gì cả, chúng em chỉ góp ý mãi chủ nhà mới sửa mái nhà cho đỡ bị dột khi mưa to thơi, cịn ngập thì vẫn thế, cứ mưa là ngập, ơng chủ nhà lấy tôn hàn trước cửa nhà cho rác khơng trơi vào thơi, cịn ngập thì nhà chủ nước chỉ vào đến sân, nhà ông ấy nền cao nên nước không vào nhà. (Nhóm sinh viên,

Hình 3.5. Hình ảnh trƣớc nhà số 35 Ngõ 168 Tả Thanh Oai – Nguồn Tác giả

Như vậy, xoay quanh các câu chuyện về sự chuẩn bị ứng phó với ngập của bộ phận người dân nhận cư sinh sống trên địa bàn huyện Thanh Trì mà tác giả thu thập, có thể thấy rằng, việc chuẩn bị ứng phó chỉ xuất hiện ở các đối tượng kinh doanh bn bán, bởi vì nếu khơng chuẩn bị thì ngập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa, tài sản của họ. Đối với các đối tượng khơng hoạt động kinh doanh như sinh viên thì cam chịu với ngập, họ khơng có cách gì để ứng phó với ngập bởi vì phụ thuộc vào gia đình chủ nhà, tình trạng khơng có tài sản gì bị ảnh hưởng bởi ngập thì đối tượng này cũng khơng cần phải có phương án chuẩn bị để ứng phó với ngập, có chăng chỉ sử dụng các vật dụng có sẵn để ngăn bớt nước vào nhà như gạch, quần áo cũ, cát, v.v…

3.5.2. Ứng phó của ngƣời dân nhập cƣ khi xảy ra ngập lụt

Thông qua những câu chuyện tác giả thực hiện phỏng vấn sâu liên quan đến việc chuẩn bị ứng phó với ngập lụt ở mục trên chúng ta thấy, công tác chuẩn bị ứng phó chỉ xuất hiện ở các đối tượng kinh doanh buôn bán, việc chuẩn bị dụng cụ, phương tiện ứng phó sơ sài, chủ yếu để tránh cho tài sản khỏi bị ngập ướt, ngăn cản nước và rác thải trơi vào nhà. Để tìm hiểu rõ hơn về cách thức ứng phó khi xảy ra ngập như thế nào, tác giả đã phỏng vấn với những câu hỏi liên quan đến các hoạt động của đối tượng người nhập cư trong lúc xảy ra ngập với

kết quả được thể hiện thông qua những câu chuyện mà tác giả đã thu thập được dưới dây.

Anh Lê Quang Chung cho biết, dọc đường Triều Khúc, nước thường ngập sâu có nới lên tới nửa mét, các nhà dọc khu vực này hầu hết đều bị nước ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay (Trang 72)