8. Cấu trúc luận văn
1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH
1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm
1986 đến nay
Trong một phần tư thế kỷ đổi mới vừa qua, việc đổi mới về chính sách đất đai ở nơng thơn Việt Nam có thể được chia làm ba (03) giai đoạn như sau (L. Q. Sử, 2001):
Giai đoạn I (1981-1992): chuyển từ chế độ tập thể hóa nơng nghiệp sang chế
độ khốn sản phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX. Trước những năm 80 thế kỷ XX, miền Bắc Việt Nam thực hiện chế độ tập thể hóa nơng nghiệp. Ngồi diện tích 5% ruộng (ruộng phần trăm) mà các hộ nông dân được phép giữ lại để gieo trồng rau màu riêng, toàn bộ phần đất còn lại dùng để sản xuất tập thể. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chế độ tư hữu đất đai ở miền Nam bắt đầu được cải tạo, nhưng vẫn chưa triệt để. Năm 1980, Việt Nam sửa đổi hiến pháp, thực hiện quốc hữu hóa đất đai, đẩy mạnh tồn diện tập thể hóa nơng nghiệp, nơng dân không được quyền quyết định sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.
Các chính sách kinh tế giai đoạn này dẫn tới nguy cơ khủng hoảng kinh tế xã hội, làm thui chột các nhân tố tích cực trong sản xuất. Cộng thêm tác động của việc “Ngăn sông, cấm chợ” (ngăn cấm vận chuyển lương thực, thực phẩm giữa các địa phương) cho nên tình trạng thiết hụt lương thực diễn ra trầm trọng, nhất là tại các tỉnh Miền Bắc. Để khắc phục những hạn chế về mặt chính sách đã bộc lộ, đầu năm 1981, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng
dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khốn sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán. Đây là bước mở đầu để Việt Nam thực hiện chính sách khốn sản phẩm đến từng hộ gia đình.
Đại hội VI năm 1986 đã quyết định đổi mới tồn diện, từng bước đẩy mạnh đổi mới các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987. Luật đất đai 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, cấm mua bán dưới mọi hình thức, nhưng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có thể thấy rằng, chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 đã thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là mang tính thăm dị, thí điểm; Những bước đi ban đầu chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã; Tuy nhiên, quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.
Giai đoạn II (1993-2000): bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, từng bước
xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai, lấy “5 quyền” làm trung tâm. Tháng 6/1993, Hội nghị tồn thể trung ương 5 khóa 7 nêu rõ phải để nơng dân có “5 quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế, quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất đai” mới, xác nhận bằng pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống nào đó cịn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển nhượng nhiều nhất là 3 năm.
Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993 về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định
02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Dựa theo những quy định trong Luật Đất đai 1993, Việt Nam đã xây dựng chế độ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chính quyền các huyện thống nhất ban hành, giấy chứng nhận do Chủ tịch huyện ký tên là văn bản pháp luật duy nhất giao quyền sử dụng đất cho nông dân, những thay đổi về quyền sử dụng đất phải đăng ký.
Luật Đất đai 1993 có sự thay đổi cơ bản là nhà nước giao đất cho các chủ sử dụng ổn định, lâu dài và được thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp). Luật cũng nói về việc xác định giá các loại đất để tính thuế, lệ phí, tính giá trị tài sản khi giao đất và bồi thường thiệt hại khi giao đất. Luật năm 1998 làm rõ thêm về thực hiện 5 quyền năng; bổ sung quyền, nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đến cuối những năm 1990, ngoài số đất địa phương tạm thời giữ lại do nhu cầu chung, 94% đất nông thôn Việt Nam đã được phân phối đến các hộ nông dân, trên 90% số hộ đã nhận được giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.
Việt Nam đã lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm 2001, công bố bộ “Luật đất đai” với điều chỉnh bổ sung lớn lần thứ 3 vào năm 2003, việc sử dụng đất có thời hạn được kéo dài tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt, cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai. Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường, qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giai đoạn III (2000-nay): Hoàn thiện thêm các điều kiện cho việc thương
mại hóa quyền sử dụng đất và quy mơ hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh. Đại hội IX của Đảng năm 2001 đề xuất xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch
quyền sử dụng đất. Luật 2001 hoàn thiện những vấn đề trên, nhưng quan trọng nhất là phân cấp và tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong quản lý đất đai. Đại hội X của Đảng năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai.
1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nơng nghiệp này đến nền kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)
Tác động của đổi mới chính sách trong nơng nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khía cạnh biến động của việc sử dụng đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế có bản chất là sự điều chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo hệ quả khá mật thiết là chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; chuyển đổi sở hữu, quy mơ tích tụ đất; chuyển đổi tập quán sản xuất, kinh doanh, cây trồng vật nuôi; chuyển đổi thu nhập và phân hóa thu nhập hộ gia đình.
Xu hướng chung của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở ĐBSH thời gian qua là tập trung vào cây lương thực để tự túc lương thực trong thời gian đầu và sau đó chuyển sang cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi phát triển các cây có dầu, đạm, rau, quả có giá trị cao trên thị trường. Công nghiệp chế biến thực phẩm trong thời gian qua cũng có bước phát triển đáng kể, tuy còn nhiều hạn chế về thương hiệu và trình độ cơng nghệ so với các nước trong khu vực.
Theo quan điểm của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (Đ. T. Anh) thì các nhân tố giúp xác định quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ĐBSH là:
- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc
nhằm phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa những cây hàng hóa như rau, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa nội ngành thơng qua chế biến ở các vùng chun mơn hóa.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy q trình đa dạng hóa nội ngành. Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nơng thơn nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của nơng dân và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa. Phát triển các khu công nghiệp phân bổ hợp lý trong môi trường nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị, giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.
- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khỏe, dạy nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên ngành cho nơng dân.
Chính sách đất đai cũng làm nảy sinh những tiêu cực mới. Diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Với tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là 1,6%/năm làm đất canh tác ở các vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại. Bình quân mỗi một nơng dân có 0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới. Đồng bằng Sông Hồng, những tỉnh thuộc khu vực sản xuất lúa truyền thống đều có diện tích sử dụng đất nơng nghiệp rất thấp. Đi cùng với diện tích đất nơng nghiệp hạn chế, chính sách chia ruộng cho nơng dân hậu thời kỳ Hợp tác hóa là tình trạng manh mún ruộng đất. Việc chia đất nông nghiệp đã được thực hiện theo nguyên tắc có tốt có xấu, có xa có gần, có cao có thấp để tạo cơng bằng nhưng lại làm cho đất đai trở nên manh mún, phân tán do hộ gia đình có q nhiều mảnh đất với diện tích nhỏ, có khi chỉ bằng chiếc chiếu. Là nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng ruộng đất ở ta lại manh mún với 70 triệu mảnh đất. Đồng bằng sông Hồng hiện là khu vực ruộng đất manh mún nhất. Mỗi hộ dân ở đây trung bình có tới gần 10 mảnh ruộng ở các vị trí khác nhau.
Trong q trình đơ thị hóa nơng thơn và thương mại hóa đất đai, nhìn chung Việt Nam đã tạo ra một thị trường đất đai chính thức khá năng động ở khu vực nơng thơn. Nhưng do chính sách pháp luật khơng kiện tồn, quản lý khơng hồn thiện và do một số cá nhân tham nhũng làm nảy sinh một số vấn đề trong quản lý và sử dụng đất đai ở nơng thơn Việt Nam. Có giai đoạn, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan lên các cấp chính quyền, có vụ tụ tập đơng người gây ra các vấn đề an ninh, xã hội.
Tỷ lệ đất nông nghiệp theo đầu người
(ha/người)
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH
0.04 0.05 0.06 < 0.03 > 0.07 Năm 2005 Năm 2010
Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010