Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

(số liệu chiết xuất từ ảnh Modis)

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên cho thấy diện tích lúa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2005-2010 hầu hết có xu hướng giảm, riêng tỉnh Nam Định diện tích lúa tăng nhẹ. Hà Nội năm 2008 được sát nhập thêm Hà Tây nên diện tích đất lúa lớn nhất trên đồng bằng. Vĩnh Phúc và Hải Phòng là hai tỉnh có diện tích đất lúa giảm nhiều nhất. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình đơ thị hóa ở Đồng bằng sơng Hồng, khi cơng nghiệp hóa phát triển, đất nơng nghiệp bị chuyển đổi thành các khu cơng nghiệp tập trung, có nghĩa một số hộ nông dân hoặc một số làng khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp và trở thành nông dân khơng có đất. Việc chuyển đổi sinh kế như vậy kéo theo rất nhiều hệ lụy, từ tập quán sinh hoạt cho đến phương thức kiếm sống.

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ SỐ VÀ PHÂN NHĨM CÁC VÙNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

3.1. Phương pháp tiến hành

Trong một hệ tổng thể các phức hợp địa lí, cảnh quan và những biến đổi trong đó ln chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên và bởi các phương thức sử dụng tài nguyên của những người dân sống dựa vào nguồn tài nguyên đó. Ngược lại chất lượng cuộc sống của người dân cùng các quyết định trong chiến lược sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức về tình trạng mơi trường. Cũng theo đó các điều kiện kinh tế xã hội thường được xác định bởi những tài nguyên mà họ có quyền sử dụng (J.-C. Castella and Đ. Đ. Quang, 2002). Jonathan Rigg nhận định rằng ở vùng

nông thôn Đông Nam Á đang diễn ra q trình tách rời giữa sự nghèo đói và Sinh kế khỏi việc đồng áng và các nguồn lực nông nghiệp ở các vùng nông thôn (J. Rigg,

2005). Nguyên nhân của điều này thường do những thay đổi về lối sống và quan điểm sống hơn là do những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và mơi trường. Ẩn sau nhưng thay đổi về các hình thức đầu tư nông nghiệp là những thay đổi cơ cấu rộng lớn trong hệ thống sinh kế ở làng xã. Tại những vùng ven đô thị , dưới tác động của q trình đơ thị hóa, vai trị của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nông hộ ngày càng suy giảm. Khi mà đất nông nghiệp của họ ngày càng bị mất đi cho việc mở rộng đơ thị và phát triển các khu cơng nghiệp thì người dân càng có xu hướng chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp cũng như tham gia các hoạt động có thu nhập khác và coi đó là nguồn thu chính. Cịn các vùng xa đơ thị, vai trị nơng nghiệp trong phát triển kinh tế hộ càng được coi trọng và phát triển theo xu hướng thâm canh tăng năng suất và đa dạng hóa các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường thành phố.

Ở chương 2, các phương pháp Viễn thám cho ta theo dõi được sự biến động của lớp đất lúa – 1 trong những nguồn lực tự nhiên trong khung sinh kế nông thôn, tại các thời điểm và không gian khác nhau nhưng chưa thể thấy được các nhân tố

nào tạo ra những thay đổi đó cũng như các liên quan với các chỉ số vật lí, chỉ số kinh tế xã hội nào trên cùng một quy mô không gian và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp khác nhau. Đối với khu vực nghiên cứu rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, cách tốt nhất thể hiện các chỉ số này là qua các số liệu thống kê mà đơn vị hành chính nhỏ nhất là cấp xã. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn dữ liệu và thời gian, học viên thực hiện trên quy mô cấp huyện với số liệu thu thập của 112 quận huyện toàn đồng bằng. Ở chương 3 học viên sử dụng các phương pháp phân tích thống kê tập trung nghiên cứu mối tương tác giữa các nguồn lực sinh kế đặc trưng bởi các chỉ số về kinh tế xã hội nông thôn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sơng Hồng. Từ đó học viên có thể phân nhóm thành các kiểu vùng sinh kế nơng thôn ở ĐBSH và đánh giá sự biến đổi sinh kế trong giai đoạn 2005-2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)