Phân bố nghèo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 27)

1.3.3. Phân bố dân cư

Trên địa bàn vùng Đồng bằng sơng Hồng có 1.863 xã; dân cư nơng thôn vùng Đồng bằng sông Hồng sống theo làng xã từ lâu đời. Trong những năm gần đây cùng với q trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nơng thơn và q trình đơ thị hố diễn ra nhanh tại địa bàn các thành phố, các thị xã, thị trấn một phần diện tích đất khu dân cư nơng thôn ven đô đã chuyển sang đất đô thị. Mặt khác do hình thành các khu, cum cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo kinh tế dịch vụ phát triển, đây cũng là động lực để hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSH năm 2010) Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng

Trên địa bàn mỗi xã có nhiều điểm dân cư nơng thơn đó là các thơn, làng; hình thái phát triển không gian phổ biến là “chùm, điểm tương đối” (hình thái chùm diểm tương đối tập trung phân bố trên địa bàn xã có quy mơ nhỏ, phù hợp với điều kiện thâm canh vùng đất đồng bằng hình thành lâu đời), mật độ điểm dân cư của vùng là tương đối dày 10 điểm/10 km2, với các hình thái:

- Hình thái điểm dân cư tập trung: chủ yếu là những điểm dân cư phát triển như các thị tứ, các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, trung tâm kinh - tế xã và các nông, lâm trường quốc doanh.

- Hình thức điểm dân cư phát triển theo tuyến chủ yếu theo các tuyến giao thơng, đó là các điểm dân cư nằm trên các trục giao thông quan trọng (các nút giao

thông) hoặc ở các trung tâm khu kinh tế mới, trung tâm xã, nông lâm trường, trung

tâm cụm xã. Đây là một hình thái phát triển mới, mầm mống của đơ thị nhỏ, tốc độ phát triển mạnh, có ưu thế trong tương lai, khi có sự chuyển đổi cơ cấu nông

nghiệp, công nghiệp hố nơng thơn lớn, kết hợp q trình chuyển giao cơng nghệ trong nơng nghiệp, sẽ hình thành nên nhiều thị trấn, thị tứ (dạng đô thị).

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Kể từ sau đổi mới 1989, kinh tế hộ gia đình được tái thiết, người nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, đất đai được chia cho nông dân theo thời hạn sử dụng quy định trong luật năm 1993. Hệ thống sản xuất của các hộ nơng dân nói chung và Đồng bằng sơng Hồng nói riêng bao gồm sản xuất nông nghiệp thuần, nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp, trong đó sản xuất nơng nghiệp tương đối đồng nhất bao gồm canh tác cây lương thực, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở ĐBSH là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập bằng cách mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp và khai thác lao động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao động (L.

T. Nghệ, 2006).

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiêp và lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 91,97% năm 2000 xuống còn 89,78% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,44%); lâm nghiệp giảm từ 0,98% năm 2000 xuống cịn 0,83% năm 2005 (bình qn mỗi năm giảm 0,03%); thuỷ sản tăng từ 7,05% năm 2000 lên 9,38% năm 2005 (bình quân mỗi năm tăng 0,47%).Một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đã xâm nhập thị trường trong nước và thế giới như hoa quả, thuỷ hải sản ...

- Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp, ln chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua ngành trồng trọt ở các

tỉnh trong vùng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hố tập trung, hình thành các vùng chun canh cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, sản phẩm sản xuất ra gắn với thị trường. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã giảm xuống từ 72,90% (năm 2000) còn 67,30% (năm 2005).

- Chăn ni đang trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của vùng, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng từ 25,02% (năm 2000) lên 29,95% (năm 2005), số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm (đàn trâu, bò tăng 702,00 nghìn con (năm 2000) lên 831,70 nghìn con (năm 2005); đàn lợn tăng 2.022,10 nghìn con trong 5 năm; đàn gia cầm tăng 9.783 nghìn con từ năm 2000 đến năm 2005). Nhiều mơ hình chăn ni trang trại theo quy mô công nghiệp được phát triển và nhân rộng.

1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước

Từ khi đổi mới mở cửa (từ năm 1986) đến nay, Việt Nam đã khơng ngừng đổi mới chính sách đất đai, giải phóng sức sản xuất ở nơng thôn, khiến nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh và đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với tồn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Để có thể khái quát cơ chế tác động từ việc đổi mới chính sách trong nơng nghiệp đến việc sử dụng đất tại đồng bằng Sơng Hồng, có thể sử dụng sơ đồ minh họa sau:

Hình 1.9: Kênh tác động của thay đổi chính sách đến thay đổi sử dụng đất nông nghiệp

Đổi mới chính sách đất đai - nơng nghiệp

Thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội

Thay đổi sử dụng đất

Tác động gián tiếp Tác động

1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm 1986 đến nay 1986 đến nay

Trong một phần tư thế kỷ đổi mới vừa qua, việc đổi mới về chính sách đất đai ở nơng thơn Việt Nam có thể được chia làm ba (03) giai đoạn như sau (L. Q. Sử, 2001):

Giai đoạn I (1981-1992): chuyển từ chế độ tập thể hóa nơng nghiệp sang chế

độ khốn sản phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX. Trước những năm 80 thế kỷ XX, miền Bắc Việt Nam thực hiện chế độ tập thể hóa nơng nghiệp. Ngồi diện tích 5% ruộng (ruộng phần trăm) mà các hộ nông dân được phép giữ lại để gieo trồng rau màu riêng, tồn bộ phần đất cịn lại dùng để sản xuất tập thể. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chế độ tư hữu đất đai ở miền Nam bắt đầu được cải tạo, nhưng vẫn chưa triệt để. Năm 1980, Việt Nam sửa đổi hiến pháp, thực hiện quốc hữu hóa đất đai, đẩy mạnh tồn diện tập thể hóa nơng nghiệp, nơng dân khơng được quyền quyết định sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.

Các chính sách kinh tế giai đoạn này dẫn tới nguy cơ khủng hoảng kinh tế xã hội, làm thui chột các nhân tố tích cực trong sản xuất. Cộng thêm tác động của việc “Ngăn sông, cấm chợ” (ngăn cấm vận chuyển lương thực, thực phẩm giữa các địa phương) cho nên tình trạng thiết hụt lương thực diễn ra trầm trọng, nhất là tại các tỉnh Miền Bắc. Để khắc phục những hạn chế về mặt chính sách đã bộc lộ, đầu năm 1981, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng

dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán. Đây là bước mở đầu để Việt Nam thực hiện chính sách khốn sản phẩm đến từng hộ gia đình.

Đại hội VI năm 1986 đã quyết định đổi mới toàn diện, từng bước đẩy mạnh đổi mới các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987. Luật đất đai 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, cấm mua bán dưới mọi hình thức, nhưng cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có thể thấy rằng, chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 đã thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là mang tính thăm dị, thí điểm; Những bước đi ban đầu chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã; Tuy nhiên, quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.

Giai đoạn II (1993-2000): bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, từng bước

xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai, lấy “5 quyền” làm trung tâm. Tháng 6/1993, Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 7 nêu rõ phải để nơng dân có “5 quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế, quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất đai” mới, xác nhận bằng pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống nào đó cịn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển nhượng nhiều nhất là 3 năm.

Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993 về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định

02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Dựa theo những quy định trong Luật Đất đai 1993, Việt Nam đã xây dựng chế độ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chính quyền các huyện thống nhất ban hành, giấy chứng nhận do Chủ tịch huyện ký tên là văn bản pháp luật duy nhất giao quyền sử dụng đất cho nông dân, những thay đổi về quyền sử dụng đất phải đăng ký.

Luật Đất đai 1993 có sự thay đổi cơ bản là nhà nước giao đất cho các chủ sử dụng ổn định, lâu dài và được thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp). Luật cũng nói về việc xác định giá các loại đất để tính thuế, lệ phí, tính giá trị tài sản khi giao đất và bồi thường thiệt hại khi giao đất. Luật năm 1998 làm rõ thêm về thực hiện 5 quyền năng; bổ sung quyền, nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đến cuối những năm 1990, ngoài số đất địa phương tạm thời giữ lại do nhu cầu chung, 94% đất nông thôn Việt Nam đã được phân phối đến các hộ nông dân, trên 90% số hộ đã nhận được giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.

Việt Nam đã lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm 2001, công bố bộ “Luật đất đai” với điều chỉnh bổ sung lớn lần thứ 3 vào năm 2003, việc sử dụng đất có thời hạn được kéo dài tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt, cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai. Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường, qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giai đoạn III (2000-nay): Hoàn thiện thêm các điều kiện cho việc thương

mại hóa quyền sử dụng đất và quy mơ hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh. Đại hội IX của Đảng năm 2001 đề xuất xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch

quyền sử dụng đất. Luật 2001 hoàn thiện những vấn đề trên, nhưng quan trọng nhất là phân cấp và tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong quản lý đất đai. Đại hội X của Đảng năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai.

1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)

Tác động của đổi mới chính sách trong nơng nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khía cạnh biến động của việc sử dụng đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế có bản chất là sự điều chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo hệ quả khá mật thiết là chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; chuyển đổi sở hữu, quy mơ tích tụ đất; chuyển đổi tập quán sản xuất, kinh doanh, cây trồng vật nuôi; chuyển đổi thu nhập và phân hóa thu nhập hộ gia đình.

Xu hướng chung của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở ĐBSH thời gian qua là tập trung vào cây lương thực để tự túc lương thực trong thời gian đầu và sau đó chuyển sang cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi phát triển các cây có dầu, đạm, rau, quả có giá trị cao trên thị trường. Công nghiệp chế biến thực phẩm trong thời gian qua cũng có bước phát triển đáng kể, tuy cịn nhiều hạn chế về thương hiệu và trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực.

Theo quan điểm của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (Đ. T. Anh) thì các nhân tố giúp xác định q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng thôn ĐBSH là:

- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc

nhằm phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa những cây hàng hóa như rau, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa nội ngành thơng qua chế biến ở các vùng chun mơn hóa.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hóa nội ngành. Phát triển cơng nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nông thôn nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của nơng dân và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa. Phát triển các khu công nghiệp phân bổ hợp lý trong môi trường nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị, giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.

- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khỏe, dạy nghề nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)