Phương pháp thựcđịa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo khu vực dãy núi con voi, đoạn lào cai yên bái (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

1.2.4. Phương pháp thựcđịa

Phương pháp thực địa là phương pháp truyền thống và lâu đời của khoa học Trái đất. Bản chất của khoa học Trái đất chính là mơn khoa học thực nghiệm cho nên những gì mà thiên nhiên bộc lộ phản ánh thì đều là những kiến thức chân thực nhất mà người nghiên cứu tiếp thu được. Đối tượng nghiên cứu của chúng ta là thiên nhiên cho nên kết quả nghiên cứu của ta đúng hay sai thì thiên nhiên chính là quan tịa ra phán quyết chính xác nhất. Do đó, dù các phương pháp mới có tiến bộ đến đâu, trang bị các thiết bị tối tân đến đâu thì vẫn phải kết hợp với phương pháp thực địa. Đây là phương pháp không bao giờ bị gạt bỏ khi ta nghiên cứu khoa học Trái đất.

Nghiên cứu ngồi thực địa là cơng tác quyết định thành công của đề tài. Nhiệm vụ của công tác thực địa là kiểm tra, hiệu đính nội dung sơ đồ địa mạo được thành lập dự kiến trên văn phòng [7].

Trong luận văn nghiên cứu, học viên tiến hành điều tra khảo sát thực địa chủ yếu trong giai đoạn thứ 2 (bước thực địa). Cụ thể, học viên tiến hành kiểm tra đối sánh các đối tượng địa mạo được giải đốn trên văn phịng với thực tế bên ngoài, đồng thời sửa chữa, bổ sung những đối tượng địa mạo mà chưa giải đoán được. Thứ hai, học viên tiếp cận ngoài thực tế các dấu hiệu hình thái, dị thường địa hình được nhận định, phân tích ra từ trên bản đồ địa mạo. Sản phẩm của bước thực địa bao gồm: sơ đồ tài liệu thực tế, nhật ký thực địa, các tấm ảnh chụp ngoài thực địa, mẫu thạch học (nếu có),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo khu vực dãy núi con voi, đoạn lào cai yên bái (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)