Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo khu vực dãy núi con voi, đoạn lào cai yên bái (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

1.2.6. Quy trình nghiên cứu

Từ luận điểm khoa học được trình bày ở trên, học viên tiến hành công việc nghiên cứu theo quy trình gồm có 3 bước cơ bản như sau: bước nghiên cứu trước thực địa, bước thực địa kiểm chứng và bước văn phịng sau thực địa (Hình 1.9).

Hình 1.9. Quy trình nghiên cứu

Bước nghiên cứu trước thực địa: học viên áp dụng các phương pháp phân

tích tổng hợp tài liệu, nhóm các phương pháp nghiên cứu địa mạo, phương pháp viễn thám và phương pháp chuyên gia.

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu để tổng quan các nghiên cứu có trước về hai mặt: tổng quan các phương pháp nghiên cứu về các hoạt động kiến tạo có trước và tổng quan sơ bộ về đặc điểm địa chất, địa mạo, đặc điểm kiến tạo khu vực dãy Con Voi (đoạn Lào Cai - Yên Bái).

Sau khi hình thành được hệ thống lý luận và lựa chọn ra các phương pháp nghiên cứu hợp lý, học viên tiếp tục sử dụng các phương pháp nghiên cứu địa mạo, phương pháp viễn thám và phương pháp chuyên gia nhằm nghiên cứu đặc điểm địa mạo khu vực trên tỷ lệ 1:50000, đồng thời từ đặc điểm địa mạo khu vực, học viên sơ bộ xác lập ra các đặc trưng hình thái địa hình mà có mối liên quan đến các chuyển động kiến tạo. Từ đó, làm cơ sở cho cơng tác tính tốn định lượng và đánh giá hoạt động tân kiến tạo trong khu vực ở các giai đoạn nghiên cứu sau này.

Cụ thể, sản phẩm của bước nghiên cứu trước thực địa bao gồm có: sơ đồ địa mạo khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1:50000 theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái trước thực địa và dự kiến các dấu hiệu dị thường hình thái có liên quan chặt với mức độ hoạt động kiến tạo khu vực, và đưa chúng ra phân tích, tính tốn định lượng. Ngồi ra, những đặc điểm địa hình chưa sáng tỏ hay cần lưu tâm được vạch định sẵn trên văn phòng, làm cơ sở định hướng cho công tác thực địa hợp lý và hiệu quả hơn.

Bước thực địa: trong bước thực địa, học viên sử dụng chủ yếu 2 phương

pháp nghiên cứu là phương pháp thực địa và phương pháp chuyên gia.

Phương pháp thực địa được sử dụng và thể hiện qua các bước tiến hành: lập sơ đồ hành trình cần thiết, tiếp cận với các đối tượng địa hình ngồi thựcđịa. Học viên kiểm tra, đối sánh đặc điểm địa mạo giải đốn trên văn phịng với thực tế và từ đó hiệu chỉnh cho chính xác, hợp lý hơn cùng với sự hỗ trợ từ chuyên gia. Ngoài ra, học viên tiếp cận các điểm dị thường ngồi trời, nhận định chính xác và xem xét tính khả thi của việc tính tốn các dị thường địa hình đó.

Sản phẩm của bước thực địa bao gồm có: sơ đồ tài liệu thực tế, nhật ký thực địa, các tấm ảnh chụp ngoài thực địa, mẫu thạch học (nếu cần thiết),… Đồng thời, bước thực địa cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện bản đồ địa mạo khu vực, lựa chọn tính tốn định lượng những yếu tố hình thái hợp lý nhất, làm cơ sở cho bước văn phịng sau thực địa, hồn thiện tồn bộ kết quả nghiên cứu.

Bước văn phòng sau thực địa: trong bước nghiên cứu cuối cùng này, học

viên áp dụng phương pháp trắc lượng hình thái, phương pháp GIS và phương pháp chuyên gia để hoàn thành toàn bộ kết quả nghiên cứu.

Sau 2 bước nghiên cứu trước, học viên hoàn thiện bản đồ địa mạo khu vực dãy Con Voi (đoạn Lào Cai - Yên Bái) trên tỷ lệ 1:50000 theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái. Sử dụng phần mềm GIS để số hóa, hồn thành bản đồ khu vực. Từ trên bản đồ địa mạo hoàn chỉnh này, học viên lựa chọn, chỉ định ra những yếu tố hình thái địa hình hợp lý để áp dụng tính tốn trắc lượng trên chúng. Phương pháp trắc lượng hình thái được sử dụng và nhặt ra các cơng thức tính tốn chỉ số địa hình được lựa chọn trên cơ sở lý thuyết. Học viên tiếp tục sử dụng phương pháp GIS phân tích, tính tốn địa hình trên nền tảng các cơng thức đó và thể hiện kết quả bằng các con số cụ thể. Các mức giá trị số cụ thể của từng yếu tố hình thái riêng biệt lại tiếp tục được mã hóa và tổng hợp chung lại để cho ra kết quả cuối cùng thể hiện đặc điểm hoạt động tân kiến tạo khu vực dãy Con Voi (đoạn Lào Cai - Yên Bái).

Sản phẩm của bước văn phòng sau thực địa: bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1:50000 theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, bản đồ phân vùng mức độ hoạt động tân kiến tạo khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1:50000, những luận giải, đánh giá về mối liên hệ giữa đặc điểm địa mạo và các hoạt động tân kiến tạo trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận địa mạo trong nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo khu vực dãy núi con voi, đoạn lào cai yên bái (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)