NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 68 - 73)

Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, với mục tiêu đặt ra là tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng cường lợi nhuận. Để làm được điều đó thì việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thánh sản phẩm luôn là một trong những vấn đề cấp thiết và cần được sự quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty.

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ cũng như tbộ máy quản lý và yêu cầu quản lý chi phí, quản lý giá thành. Do vậy, Công ty cổ phẩn may xuất khẩu Thái Bình nên ứng dụng với điều kiện cụ thể để phục vụ tốt cho yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cũng như bộ phận có liên quan.

- Lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một lĩnh vực chủ yếu nhất của kế toán quản trị. Vì vậy, hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu quản trị doanh nghiệp và góp phần vào quá trình quản trị nội bộ.

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa phải sử dụng hệ thống sổ kế toán tài chính do nhà nước qui định vừa phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chung, đảm bảo cung cấp thông tin chân thực, tiết kiệm hao phí lao động hạch toán.

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải phù hợp với việc áp dụng thành tựu công nghệ thông tin vào công tác kế toán, giúp cho công việc hạch toán được chi tiết, cụ thể theo yêu cầu của công việc.

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở phối hợp đồng bộ các phòng ban có liên quan, đổi mới cơ chế quản lý tài chính để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÀ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THÁI BÌNH

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất còn kế toán là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho DN.

Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên làm quen với công tác kế toán tại một doanh nghiệp, qua 14 tuần thực tập tại công ty, em đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh, chị phòng Kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. . Trên cơ sở những kiến thức đã đư ợc học tại trường và nghiên cứu thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình.

1. Về công tác kế toán nói chung

Công ty nên bố trí mỗi phân xưởng một nhân viên kế toán có nhiệm vụ hạch toán sơ bộ tình hình sản xuất ở phân xưởng, giúp kế toán công ty có thể theo dõi, kiểm soát chi phí phát sinh, thống kê và tổng hợp số liệu kinh tế tài chính, đặc biệt là đối với những đơn đặt hàng, nắm bắt được tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng, lượng xuất ra, lượng nhập vào giữa các phân xưởng với kho thành phẩm để giảm bớt khối lượng công việc ở phòng Kế toán, đồng thời làm cho công tác kế toán đạt hiệu quả cao hơn.

2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Thứ nhất,về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Công ty cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và coi đó như một khoản chi phí phải trả nhằm tránh sự biến động chi phí sản xuất giữa các tháng trong năm.

Công ty có thể tính toán theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền lương phải trả, dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm.

Cách xác định như sau:

Mức trích tiền lương = Tiền lương chính phải trả x Tỷ lệ trích trước nghỉ phép của CNSX cho CNSX trong tháng

Trong đó:

Để phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả”

Việc hạch toán được thực hiện theo trình tự sau:

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán định khoản:

Nợ TK 622 Có TK 335

- Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335

Có TK 334

- Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất: Nợ TK 334

Có TK 111

Phần chênh lệch giữa tiền lương thực tế và tiền lương nghỉ phép trích trước được xử lý theo chế độ qui định.

Thứ hai, về phương pháp tính khấu hao TSCĐ.

Theo em, công ty nên phân TSCĐ thành nhiều loại. Đối với loại TSCĐ chủ yếu dùng cho hoạt động quản lý, có thể giữ nguyên phương pháp tính khấu hao là phương pháp đường thẳng vì như vậy vẫn phù hợp với đặc điểm hao mòn và tình hình sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên, với những loại TSCĐ tham gia chủ yếu vào quá trình sản xuất, công ty nên chuyển từ phương pháp khấu hao đường thẳng sang phương pháp khấu hao theo sản lượng. Theo đó, số khấu hao phải trích trong kỳ sẽ tương ứng với mức độ làm việc cũng như mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Điều này làm cho giá trị khấu hao sát hơn với giá trị hao mòn, chi phí ước tính sát hơn so với chi phí thực tế. Đồng thời, nó còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch sửa chữa, đầu tư thay thế TSCĐ, chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Hiện nay công ty đang sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị, có những máy móc thiết bị có giá trị rất lớn. Chính vì vậy chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Công ty vẫn đang thực hiện theo phương pháp khi nào phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì hạch toán luôn vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định vì tháng nào có sửa chữa lớn TSCĐ thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, tháng nào không có sửa chữa lớn thì giá thành lại thấp.

Để hạn chế sự bất ổn của giá thành sản phẩm ở những tháng có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ theo em công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Cuối mỗi năm, công ty phải tiến hành lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho cả năm sau dựa trên tình hình và khả năng hoạt động của TSCĐ, từ đó lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho cả năm.

Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trong năm trước, kế toán tiền hành tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo công thức:

Chi phí sửa chữa lớn = Tổng CP sửa chữa lớn TSCĐ cả năm x Sản lượng TSCĐ Sản lượng kế hoạch năm hoàn thành

tháng

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phản ánh: Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 335

Khi phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán phản ánh: Nợ TK 2431

Có TK 152, 153, 331

Khi công tác sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán định khoản: Nợ TK 627, 641, 642: Chênh lệch chi phí không được trích trước Nợ TK 335: Chi phí sửa chữa TSCĐ được trích trước

Có TK 241(3): Tổng chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh

Thứ tư, về hạch toán sản phẩm hỏng

Thiệt hại trong sản xuất là điểu khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra tổn thất làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.Vì vậy, nó cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm, không gây khó khăn trong quá trình tiêu thụ.

Hiện nay, công ty không thực hiện hạch toán khoản thiệt hại này là do sản phẩm hỏng của công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên phần thiệt hại đó do thành phẩm gánh chịu. Tuy nhiên, nếu như thế giá thành sản phẩm sẽ tăng một cách giả tạo, từ đó làm cho sản phẩm của công ty sản xuất ra khó có thể cạnh tranh với sản phẩm của các đơn vị cùng ngành.

Sản phẩm hỏng gồm sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Sà sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được lại được chia thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Sản phẩm hỏng trong định mức là sản phẩm hỏng trong tỷ lệ cho phép mà doanh nghiệp dự kiến và ngược lại.

Để giảm thiểu những hạn chế của việc kế toán sản phẩm hỏng, công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Những sản phẩm hỏng trong định mức là những sản

phẩm hỏng được xem là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất chính phẩm.

Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân) hoặc do khách quan (máy hỏng, hỏa hoạn bất chợt…). Thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng được xem là một khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập sau khi trừ các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi (nếu có). Vì thế cần hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm hỏng ngoài định mức và xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức) qua sơ đồ sau:

TK 152, 153, 334, 338, 241.. TK 1381 TK 632

Chi phí sửa chữa Giá trị thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức

TK 154, 155, 157, 632 TK 1388, 152

Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi và không sửa chữa được các khoản bồi thường

Sơ đồ 3.1: Hạch toán sản phẩm hỏng

Với cách theo dõi đó có thể giảm thiểu những thiệt hại không đáng có đồng thời theo dõi chặt chẽ nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng từ đó nâng cao ý thức cho người lao động trong sản xuất.

Thứ năm, về hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất

Với thực trạng chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty phát sinh được tính hết cho các phân xưởng sản xuất đã làm cho của thông tin về chi phí sản xuất chung trong kỳ không đảm bảo được tính chính xác. Chúng ta đều biết những chi phí này không chỉ phục vụ cho hoạt động ở các phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho các phòng ban khác của công ty.

Vì vậy để thông tin về chi phí sản xuất chung được phản ánh một cách khách quan, trung thực thì công ty cần xác định rõ đối tượng phát sinh chi phí và từ đó xác định chính xác đối tượng chịu chi phí. Đối với dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của các phòng ban, do đặc thù mang tính ổn định cao thì công ty nên căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của bộ phận này để xác định mức khoán chi phí cho phù

hợp. Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty sau khi trừ đi chi phí dịch vụ mua ngoài khoán cho các phòng ban, số còn lại là chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở các phân xưởng sản xuất.

Thứ sáu,về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Hiện nay, công ty không tính giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành sản phẩm. Điều này thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá thành nhưng nó lại làm cho giá thành sản phẩm cuồi kỳ không được chính xác.

Xuất phát từ đặc điểm của công ty có trị giá NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm nên theo em, công ty nên thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp.

Phương pháp tính giá trị sản phẩm làm dở theo chi phí NVL chính.

Chi phí SXDD = CP SXDD ĐK + CP NVL trực tiếp x Số lượng cuối kỳ SL SP hoàn thành + Số lượng SPDD CK SPDD cuối kỳ Z = CP SXDD đầu kỳ + CP SXPS trong kỳ - CP SXDD cuối kỳ

Ví dụ: Chi phí SXDD mã Katrina = 40 1020 600 . 763 . 182 0   x 40 = 5.802.019

Z mã Katrina = CP SXDD đầu kỳ + CP SXPS trong kỳ - CP SXDD cuối kỳ = 0 + 237.374.462 - 5.802.019 = 231.572.443 Z đơnvị SP mã Katrina = 1020 443 . 572 . 231 = 227.031

Z đơn vị SP mã Katrina (khi không đánh giá SP làm dở) = 232.720

Như vậy việc đánh giá SPDD cuối kỳ làm cho Zđơn vị SP mã Katrina giảm đi: 232.720 - 227.031 = 5.689 (đ/SP)

Tương tự đối với các mã Nataly, SL_45

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)