NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 63 - 67)

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH

Công ty may Thái Bình từ khi được thành lập đến nay đã định hướng đúng đắn về mục đích, nhiệm vụ trong quản lý sản xuất và hạch toán kế toán phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Công ty đã chú trọng tới việc sử dụng và đào tạo người lao động một cách phù hợp, hiệu quả, đồng thời không ngừng tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, tìm hiểu và rút kinh nghiệm trong quản lý.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với những thành tựu và kết quả đạt được, nhất là sự đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, điều này đã chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc công ty cũng như cán bộ công nhân viên, trong đó có sự đóng góp tích cực của phòng Kế toán.

Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng

có nhiều ưu điểm cần phát huy, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, em xin mạnh dạn nêu ra những ưu điểm và tồn tại đó.

1.Ưu điểm

1.1. Về công tác kế toán nói chung

Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ bao gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc. Các nhân viên kế toán được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với khả năng và trình độ củ a mỗi người. Chính vì vậy bộ máy kế toán tuy có qui mô nhỏ nhưng đã đảm đương được khối lượng công việc lớn, góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế, tài chính của công ty.

Hình thức kế toán: Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy kết hợp với việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là giúp kế toán giảm bớt khối lượng ghi chép, thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu số liệu.

Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ kế toán qui định. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ khác nhằm phục vụ công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc áp dụng thành tựu khoa học vào công tác kế toán đã giúp cắt giảm đáng kể khối lượng công việc cho kế toán viên, giúp cho công việc kế toán được xử lý nhanh gọn và hiệu quả. Công ty có nối mạng máy tính nên thuận lợi cho việc cập nhập thông tin mới nhất, đặc biệt là các qui định, chế tài, các luật mới.

1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nguyên vật liệulà yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp, chính điều này giúp Công ty luôn chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế sự biến động giá cả, từ đó giúp ổn định giá thành sản phẩm.

Việc tính lương và trích lương cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất theo đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đem l ại lợi ích cho doanh nghiệp.

Luôn chú trọng tới việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy công ty không ngần ngại áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm điện năng cũng như khấu hao tài sản cố định.

Tập hợp chi phí: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp đã được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí là từng mã hàng cụ thể. Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng mã hàng dựa theo chi phí nhân công trực tiếp là hợp lý. Công tác tập hợp chi phí được tiến hành một cách nề nếp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kế

Những ưu điểm về quản lý và tổ chức công tác kế toán nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên công tác kế toán này vẫn không tránh khỏi những nhược điểm nhất định cần phải hoàn thiện.

2. Nhược điểm

2.1. Về công tác kế toán nói chung

Công ty may Thái Bình có nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiều tổ khác nhau, được phân công sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về màu sắc, kích thước, chủng loại. Ở mỗi phân xưởng lại không có nhân viên kế toán riêng nên việc thu nhập và phản ánh thông tin kế toán thường không kịp thời, ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý.

2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Thứ nhất,về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên số lượng CNTT sản xuất chiếm một tỉ trọng khá lớn (98%) trong tổng số lao động tại công ty. Nhưng công ty lại không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, điều này gây ra sự biến động lớn về chi p hí sản xuất giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng đến sự chính xác của việc tính giá thành.

Thứ hai, về phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty may xuất khẩu Thái Bình thì việc tất cả TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng như hiện nay là không thật hợp lý và không phản ánh đúng hiện trạng cũng như tình hình sử dụng. Có những TSCĐ hiện được huy động nhiều vào quá trình sản xuất, bị hao mòn đáng kể nhưng lại chưa hết số năm sử dụng quy định trong chế độ, vẫn được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Điều đó làm sai lệch giá trị khấu hao với giá trị hao mòn thực tế của tài sản, gây hạn chế trong việc xây dựng các chiến lược đầu tư thay thế, đổi mới, làm giảm năng lực sản xuất.

Thứ ba, về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Công ty chưa có kế hoạch thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trong khi đó với đặc thù là một doanh nghiệp may mặc, giá trị TSCĐ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Khoản chi phí này đều được kế toán tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí.

Chi phí sửa chữa lớn phát sinh được kế toán tập hợp vào TK 241 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo định khoản:

Nợ TK 241 Nợ TK 133

Cuối quí chi phí này được tập hợp vào chi phí SXC theo định khoản: Nợ TK 627

Có TK 241

Điều này vô tình đã làm cho chi phí SXC không ổn định giữa các tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu giá thành

Thứ tư, về hạch toán sản phẩm hỏng:

Khi có sản phẩm hỏng, công ty đem bán phế liệu hoặc bán cho nhân viên trong công ty và hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 711 (giá trị sản phẩm hỏng thu hồi) Có TK 3331 (thuế giá trị gia tăng)

Việc xử lý sản phẩm hỏng này là không hợp lý, và còn gây ra lãng phí.

Thứ năm,về chi phí dịch vụ mua ngoài

Công ty không tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng mà kế toán tiến hành tập hợp cho toàn công ty như thế vô tình đã làm tăng khoản mục chi phí sản xuất chung, đặc biệt là với những dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại... không chỉ phục vụ cho hoạt động ở phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho hoạt động của các phòng, ban trong công ty.

Thứ sáu,về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Hiện nay, công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm làm dở, điều này không hoàn toàn hợp lý vì tuy giá trị sản phẩm dở dang tại công ty không lớn nhưng nó cũng ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản phẩm. Chính vì thế mà việc công ty không đánh giá sản phẩm làm dở sẽ làm cho việc xác định giá thành không được chính xác.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)