THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 59 - 63)

TY MAY THÁI BÌNH

1. Đối tượng tính giá thành

Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty gồm các giai đoạn: Cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Kết thúc giai đoạn cắt tạo ra bán thành phẩm không có giá trị sử dụng hoàn chỉnh trong nền kinh tế, vì vậy công ty không bán thành phẩm ra ngoài thị trường, không xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm. Bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn 2 là may rồi hoàn thiện, chỉ đến khi sản phẩm được kiểm tra chất lượng thì mới được tính giá thành.

Đối tượng tính giá là sản phẩm đã hoàn thành của toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiêp), kỳ tính giá thành là 1 tháng.

2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang tại công ty có nhiều dạng:

- Sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc chưa đồng bộ) - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong) - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là)

- Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói)

Mặc dù vậy, công ty không đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Điều này là do:

 Giá trị của những sản phẩm làm dở rất nhỏ lẻ, khó xác định được phần trăm hoàn thành, đồng thời phần trăm hoàn thành của từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng khác nhau là khác nhau nên việc xác định số lượng sản phẩm làm dở cũng như công tác đánh giá sản phẩm dở dang rất khó.

 Số lượng thành phẩm mà công ty sản xuất đã được đặt và định mức làm trước khi tiến hành sản xuất, do đó số SPDD cuối kỳ là không nhiều nên công ty không tính giá trị SPDD vào giá thành sản phẩm cuối kỳ.

Do vậy, công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Mọi chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng.

3. Phương pháp tính giá thành và qui trình tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm trong tháng được tính cho sản phẩm hoàn thành, còn các sản phẩm chưa hoàn thành sẽ được tính giá thành vào kỳ sau. Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Công thức tính giá thành theo phương pháp giản đơn:

Tổng Zsp CPSX CPSX CPSX Các khoản hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ CP

Vì công ty không đánh giá sản phẩm làm dở nên chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được xem là không có. Do vậy, tổng giá thành của số sản phẩm hoàn thành hay công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.

Tổng Zsp hoàn thành = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ

Biểu 2.27: Bảng tính giá thành sản phẩm theo mã hàng

 Cuối cùng kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển chi phí SXKD để tính giá thành khi sản phẩm hoàn thành nhập kho theo đường dẫn sau:

Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu nhập kho

Kế toán định khoản như sau:

 Nợ TK 155A: 237.374.462 Có TK 154A : 237.374.462  Nợ TK 155B: 192.995.480 Có TK 154B : 192.995.480  Nợ TK 155C: 258.547.916 Có TK 154C : 258.547.916

 Các số liệu trên sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết và Sổ cái các tài khoản. Khi cần thông tin, kế toán thao tác theo đường dẫn:

Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản, sau khi điền các thông tin cần thiết và đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:

Biểu 2.31: Sổ cái TK 154

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (Trang 59 - 63)