3.5.1 Biện pháp kỹ thuật.
- Tăng cường gia cố các bề mặt taluy đường ở các vị trí có xác suất trượt lở đất cao.
- Hạ thấp taluy đường tại những vị trí cho phép.
- Tháo khơ nước tại những vị trí có điều kiện cho phép.
- Gia cố các rãnh thoát nước dọc bên đường bằng hệ thống cống ximăng. - Dẫn thốt nước ở phía đỉnh khối trượt dự kiến bằng phương thức máng
bêtông để tránh sự ngấm nước vào đất đá, taluy, xuất hiện vào mùa mưa và là nguyên nhân chính gây trượt.
- Ở những vị trí xung yếu cần xây dựng các tường phản áp, tường chống xói lở bằng bêtơng cốt thép.
- Ở những vị trí cần thiết, có thể áp dụng thêm biện pháp phụt vữa ximăng vào khe nứt, xây trát bằng xi măng và đá ra phía mặt taluy đường. Ở các vị trí đó phải có ống thốt nước ngầm.
- Sử dụng cọc thép hoặc cọc xi măng để gia cố bề mặt taluy.
3.5.2 Biện pháp quy hoạch
- Xây dựng các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng ở các khu vực dễ xảy ra trượt lở đất,
- Xây dựng các dự án khoanh vùng tu bổ, giao đất giao rừng và bảo vệ rừng nghiêm ngặt tại các vùng rừng và thung lũng đầu nguồn nhằm hạn chế tốc độ và quy mô của trượt lở đất.
- Vạch các tuyến giao thông mới nhằm giảm thiểu nhất những tai biến trượt lở trong tương lai.
- Lựa chọn các lồi cây trồng thích hợp để trồng nhằm nâng cao khả năng chống trượt lở của từng đất đá trong khu vực.
- Có giải pháp di dời hoặc tăng cường gia cố các cơng trình nằm trong khu vực có trượt đổ, xác suất xảy ra tai biến trượt lở đất cao nhất.
3.5.3 Biện pháp quản lý
Ngoài những quy định chung được ghi trong Pháp lệnh Bảo vệ môi trường, cần thực hiện một số biện pháp quản lý sau:
- Không cho phép người dân và các tổ chức tự động san ủi các sườn đồi, taluy dọc tuyến đường giao thông tạo nên các vách dốc.
Hình 3.22. Xây dựng các tường chống xói lở bằng bêtơng cốt chống xói lở bằng bêtơng cốt
thép.
Hình 3.23. Sử dụng cọc thép gia cố bề mặt taluy cố bề mặt taluy
- Khơng được xây dựng các cơng trình quy mơ lớn nào ở vùng có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất.
- Cần xây dựng quy chế sử dụng đất (những nơi được canh tác, hình thức canh tác,...) trên các taluy dương và âm dọc các tuyến đường giao thông
3.5.4 Biện pháp truyền thông, giáo dục
Do tai biến trượt lở đất gây những tổn thất lớn cho con người nên để giảm thiểu những thiệt hại do chúng gây ra, trước tiên phải phổ biến và trang bị cho các cơ quan quản lý, cho nhân dân nói chung những kiến thức về tai biến TLĐ, nguyên nhân, tác hại và các giải pháp phòng chống. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần tập trung vào các nội dung sau:
- Nhận biết hiện tượng trượt lở đất.
- Các giải pháp phòng chống trượt lở đất.
- Các phương án đối phó khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả khi xảy ra trượt lở đất.
Hình thức tun truyền, phổ biến có thể dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc các cuộc nói chuyện, tuyên truyền giáo dục trong các trường học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu trình bày ở trên, một số kết luận được rút ra. Tích hợp mơ hình phân tích thứ bậc AHP vào GIS để xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt lở là hướng tiếp cận hiệu quả trong nghiên cứu tai biến tự nhiên. Q trình tính tốn để thành lập các bản đồ MĐAH, phân vùng nguy cơ và mức độ nguy hiểm trượt lở đất dọc quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình được thực hiện theo một hệ thống đánh giá logic và khoa học dựa trên cơng nghệ GIS. Việc cho điểm, tính trọng số cho từng yếu tố mang những giá trị định lượng đã loại bỏ được phần nào tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất.
Sử dụng phương pháp AHP đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của 9 yếu tố bao gồm: Độ dốc, thạch học, khoảng cách đến đường giao thông, lượng mưa, sử dụng đất, các loại đất, hướng dốc, khoảng cách đến sông suối, khoảng cách đến đứt gãy.
Bản đồ kiểm kê trượt lở đất đã thành lập trong luận văn có tính cập nhật cao trên cơ sở tổng hợp tài liệu sẵn có và khảo sát thực địa đến hết năm 2017.
Bản đồ nhạy cảm trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh Hịa Bình được chia thành 5 cấp nguy cơ: Rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao theo các chỉ số LSI. Vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao chiếm 4%, vùng có nguy cơ trượt lở đất cao chiếm 21%, vùng có nguy cơ trượt lở đất trung bình chiếm 33% ,vùng có nguy cơ trượt lở đất thấp và rất thấp chiếm 42% diện tích khu vực nghiên cứu. Các vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao và cao cần được chú trọng đầu tư các giải pháp phòng tránh gồm các xã: Xã Phú Cường, xã Tòng đậu, xã Đồng Bảng, thị trấn Mai Châu, xã Thung Khe.
Kiến nghị
Cơ sở dữ liệu đã tạo ra cần được tiếp tục bổ sung cập nhật khi có dữ liệu mới, phục vụ đánh giá nguy cơ trượt lở đất trong tương lai.
Bản đồ nhạy cảm trượt lở đất cung cấp thông tin hỗ trợ địa phương quy hoạch, định hướng sử dụng lãnh thổ, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hịa Bình
Tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý, cho nhân dân nói chung những kiến thức về tai biến TLĐ.
Vạch các tuyến giao thông mới nhằm giảm thiểu nhất những tai biến trượt lở đất trong tương lai.
Xây dựng các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng ở các khu vực dễ xảy ra trượt lở đất. Lựa chọn các lồi cây trồng thích hợp để trồng nhằm nâng cao khả năng chống trượt lở trong khu vực.
Có giải pháp di dời hoặc tăng cường gia cố các cơng trình nằm trong khu vực có trượt đổ, xác suất xảy ra tai biến trượt lở đất cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012) Đề án Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam.
2. Cổng thông tin điện tử Hịa Bình www.hoabinh.gov.vn
3. Trần Ngọc Diễn (Chủ nhiệm đề án tp), Nguyễn Văn Quế, Bùi Chí Tiến, Đinh Văn Phú, Vương Văn Tuấn, Nguyễn Văn Năng, và nnk (2014): “Điều tra và
thành lập bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1: 50.000 khu vực tỉnh hịa bình”
4. Dữ liệu thiên tai Việt Nam
https://dulieudiali.wordpress.com/
5. Đinh Văn Đương “Ứng dụng công nghệ Mô phỏng và Hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu trượt lở đất tỉnh Quảng Nam” Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Trọng Huệ (2000). “Nghiên cứu đánh giá trượt lở mép hồ Hịa Bình, đề
xuất các giải pháp phòng tránh”. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Địa chất, Hà
Nội.
7. Trần Trọng Huệ (2001): “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến
địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh”
8. Phạm Văn Hùng, Phạm Quang Sơn, Nguyễn Văn Dũng (2015)“Nghiên cứu cảnh báo trượt lở đất ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La bằng phân tích hệ thơng tin địa lý” Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 37 (3), 193-203 9. Nguyễn Kim Lợi (2012): “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở
Việt Nam; Cơ sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu”
10. Vũ Cao Minh (2000): “Báo cáo tóm tắt nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt
Nam”
11. Lê Thị Nga; Nguyễn Thị Vĩnh Hà; Phạm Thu Thảo (2013). “nghiên cứu ảnh
hưởng các thiệt hại về kinh tế do trượt lở gây ra khu vực dọc tuyến quốc lộ 6”.
12. Chu Văn Ngợi (2007), Địa động lực và tai biến địa chất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Mai Thành Tân, Ngô Văn Liêm, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Việt Tiến (2015); “Phân tích tương quan giữa trượt lở đất và lượng mưa khu vực Mai Châu -
Hịa Bình”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái Đất và Môi
trường tập 31 số 4 (51-63).
14. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần (2012), “Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt – lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T. 34, S. 3.
15. Nguyễn Ngọc Thạch (2002); “Áp dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
để nghiên cứu và dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hịa Bình”. Đề tài khoa
học đặc biệt mã số QG 00.17. Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thám, Nguyễn Đăng Độ và ng Đình Khanh (2012), “Xây dựng
bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh quảng trị bằng phương pháp tích hợp mơ hình phân tích thứ bậc (AHP) vào GIS”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T. 74, S.
5 (2012).
17. Nguyễn Thị Minh Thuyết, Trần Hồng Mai, Nguyễn Phạm Quang Tú (2013).
“Nghiên cứu hiện trạng, lịch sử và tác động của trượt lở đến đường giao thơng dọc tuyến quốc lộ 6”. Chương trình SRV-10/0026
www.hoabinh.gov.vn
18. Nguyễn Trọng Yêm (2006): “Nghiên cứu đánh giá trượt lở – lũ bùn đá một số
vùng nguy hiểm miền núi Bắc Bộ, kiến nghị giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại”
Tiếng anh.
19. Aronoff, S. 1989. Geographic Information Systems: A management perspective. WDL Publications, Ottawa, Canada. 294 p.
20. Ayalew L., and Yamagishi H (2005). The application of GIS-based logistic regression for landslide susceptibility mapping in the Kakuda - Yahiko Mountains, Centrall Japan. Geomorphology
21. Basanta Shrestha et al (2001). GIS for Beginners, Introductory GIS Concepts and Hands-on Exercises. International Centre for Integrated Mountain Development, Kathmandu, Nepal.
22. Burrough, P.A., 1986. Principles of Geographical Information Systems for Land Resources Assessement. Oxford: Clarendon
23. Cruden D.M (1991), A Simple Definition of a Landslide. Bulletin of the International Association of Engineering Geology, No. 43, pp. 27-29
24. Dieu Tien Bui (2012) "Modeling of rainfall-induced landslide hazard for
the Hoa Binh province of Vietnam"
25. http://www.esri.com/software/arcgis/arcgis-for-desktop
26. Soeters R. and Van Westen C.J. (1996), “Slope instability recongnition, analysis and zonation”, In: Transportation Reasearch Board Special Report 247, Washington DC, pp. 129 – 177.
27. Thomas L. Saaty, Fundamentals of the Analytic Hierarchy Process, RWS
Publications.(2000).
28. USGS Science for a changing world http://landslides.usgs.gov
29. Varnes D.J. (1978), Slope movement types and processes. In Landslides, Analysis and Control, Special Report 176, Transportation Research Board, Washington
30. Varnes D.J. (1984), IAEG Commission on Landslides Other Mass- Movements, Landslide Hazard Zonation: A Review of Principles and Practice. UNESCO Press, Paris, 63.