.4 Bản đồ độ dốc khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS đánh giá nguy cơ trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh hòa bình (Trang 38 - 42)

2.2.2 Yếu tố thạch học

Ảnh hưởng của điều kiện địa chất, kiến tạo được coi là một yếu tố cơ bản gây ra quá trình trượt lở đất, đặc biệt thành phần thạch học là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn. Vai trò của yếu tố thạch học trong phát sinh TLĐ thể hiện ở độ cứng, độ bền chắc của đất đá. Các thành tạo, cấu tạo địa chất và tính chất cơ lý hóa của các lớp đất đá khác nhau thì có độ bền khác nhau.

Bản đồ thạch học được trích từ bản đồ thach học tỉnh Hịa Bình trong đề tài của Bùi Tiến Diệu "Modeling of rainfall-induced landslide hazard for the Hoa

Binh province of Vietnam". Và biên tập lại theo khu vực nghiên cứu, gồm các

nhóm đưa vào phân tích gồm: Trầm tích đệ tứ, trầm tích alumosilicat và đá trầm tích thạch anh, đá trầm tích carbonat, đá magma mafic - siêu mafic, đá biến chất với thành phần giàu alumosilicat. [24]

2.2.3 Yếu tố lượng mưa

Lượng mưa là thơng số rất quan trọng quyết định đến q trình trượt lở đất. Nước mưa ngấm xuống khối trượt một mặt làm tăng tải trọng của khối đất đá trên sườn dốc, làm giảm độ bền của đất đá. Mặt khác, còn tạo thành dòng ngầm sinh ra áp lực nước thủy động và thủy tĩnh kết quả làm lực gây trượt tăng một cách đáng kể. Cường độ trượt lở đất gia tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa, đặc biệt là với cường độ mưa trận. Khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa hàng năm dao động từ 85 đến 90%.

Bản đồ lượng mưa đã được biên tập lại từ cơ sở dữ liệu lượng mưa trong đề tài của Bùi Tiến Diệu "Modeling of rainfall-induced landslide hazard for the Hoa

Binh province of Vietnam". Trong luận văn này lượng mưa được chia làm 4 mức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS đánh giá nguy cơ trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh hòa bình (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)