Điều kiện kinh tế-xã hội vùng cửa sông Văn Úc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông văn úc (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.6.2. Điều kiện kinh tế-xã hội vùng cửa sông Văn Úc

1.6.2.1. Dân số:

Dân số của hai xã Vinh Quang (Tiên Lãng) và Đại Hợp (Kiến Thụy) tính đến

năm 2011 có khoảng 17.053 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 628 ngƣời/km2

. Dân cƣ

phân bố khơng đều, mật độ dân cƣ tập trung cao ở khu vực xã Đại Hợp (865 ngƣời/km2

)

trong khi ở xã Vinh Quang mật độ dân số thấp hơn (391 ngƣời/km2

Những năm qua dƣới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cả hai xã, phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình đƣợc tun truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, đƣợc kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính đã thu đƣợc những kết quả khả quan: hạn chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3. Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng tăng lên từ 0,61% năm 2006 lên 1,25% năm 2010. Tỷ lệ tăng trƣởng dân số bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 thấp (-2,96%/năm) do dân số đi lao động và định cƣ ở địa phƣơng khác nhiều.

Tốc độ phát triển dân số của xã chƣa theo quy luật biến động nhất định. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao đang gây ra nhiều áp lực về việc làm, đời sống, y tế, văn hóa, giáo dục và trật tự an tồn xã hội cũng nhƣ các vấn đề về đất đai. Đây là thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân trong sự phát triển bền vững.

1.6.2.2. Lao động, việc làm, thu nhập

Cả hai xã có khoảng 10.264 lao động (xã Vinh Quang có 4.118 lao động, trong đó xã Đại Hợp có 6.146 lao động) trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vƣc nông – lâm – thủy sản. [55,56]

Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào nhƣng chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển các ngành nghề khác để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm qua xã đã đẩy mạnh việc thực hiện các chƣơng trình vay vốn quốc gia về giải quyết việc làm cho nhân dân, tận dụng lao động dƣ thừa trên địa bàn xã.

Công tác xóa đói, giảm nghèo đƣợc triển khai thƣờng xuyên đã góp phần khơng nhỏ trong việc giảm số lƣợng các hộ đói nghèo. Năm 2010, tồn xã Vinh Quang có 186 hộ nghèo, chiếm 8,5% tổng số hộ của xã. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt mức 18,38 triệu đồng/ngƣời/năm thấp hơn 8,95 triệu đồng so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả huyện (27,33 triệu đồng/ngƣời/năm); bình quân

lƣơng thực đạt 754 kg/ngƣời/năm. Nhìn chung, mức thu nhập của ngƣời dân trong xã đạt mức khá so với thu nhập chung của huyện.

Tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ nông nghiệp ở xã Đại Hợp đã giảm, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đƣa những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vƣợt lên mọi khó khăn, những năm qua nền kinh tế của xã đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13,59 triệu đồng/năm.

Cơ cấu kinh tế của cả hai xã những năm qua ảnh hƣởng trực tiếp tới cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp - thủy sản năm 2005 chiếm 80% tổng lao động đang làm việc. Mức độ thu hút lao động trong các ngành kinh tế còn thấp. Trong những năm gần đây ở Vinh Quang, số ngƣời ngoài độ tuổi lao động nhƣng vẫn tham gia lao động ngày càng tăng. Đây là một vấn đề nhạy cảm vừa mang tính tích cực song nó cũng chứa đựng những yếu tố hạn chế cần đƣợc quan tâm xem xét.

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông văn úc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)