Phổ hồng ngoại của phối tử HL1 và phức chất của nó với các kim loại được chỉ ra trên các hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 và các dải hấp thụ được liệt kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các dải hấp thụ đặc trưng của phối tử HL1 và các phức chất.
Hợp chất Dải hấp thụ (cm-1) υ(NH) υ(C-H) υ(1N=C) υ(CNN) υ(NN) υ(S=C)/ (C-S) HL1 3161,33 2980,02 /2854,65 1544,98 1415,75 1072,42 885,33 [NiL12] - 2924,09 /2852,72 1496,83 1392,61 1064,71 752,24 [CuL12] - 2924,09 /2850,79 1494,83 1394,53 1068,56 750,31 [PdL12] - 2922,16 /2850,79 1493,87 1394,53 1070,49 752,24
Trên phổ hồng ngoại của phối tử xuất hiện dải hấp thụ mạnh ở 3161 cm-1, đây là dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm NH. Tuy nhiên khi tạo phức chất với các kim loại thì dải này bị mất đi, điều này chứng tỏ proton trong nhóm NH bị tách loại.
Mặt khác trong phổ IR của phối tử, khơng có sự xuất hiện của dải hấp thụ ở 2600 - 2500 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết S-H mà thấy có dải
phối tử tồn tại ở trạng thái thion. Nhưng trên phổ IR của phức chất, chỉ có xuất hiện dải hấp thụ ở 754 - 750 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-S, sự thay đổi này được giải thích là do sự thiol hóa phần khung thiosemicacbazon và S đã tham gia liên kết với kim loại M.
Trên phổ của phối tử tự do có một dải hấp thụ rất mạnh tại 1544,98 cm-1, trong phức chất thì dải này dịch chuyển về phía sóng thấp hơn ở 1493 - 1496 cm-1; đây là dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=1N. Điều này cũng chứng tỏ 1N đã liên kết phối trí với kim loại. Vì vậy, mật độ electron trên liên kết C=1N bị giảm, kèm theo sự giảm độ bội liên kết và làm giảm số sóng của dải hấp thụ đặc trưng. Một bằng chứng khác cho thấy liên kết tạo phức được thực hiện qua
1
N đó là dao động hóa trị của liên kết CNN và NN có sự dịch chuyển về số sóng thấp hơn. Cụ thể, trong phối tử tự do dao động hóa trị liên kết CNN ở 1415,75 cm-1 nhưng khi đi vào phức chất thì dải hấp thụ này đã bị giảm đi ~ 20 cm-1; với liên kết NN, phối tử tự do thể hiện bằng dải hấp thụ ở 1072 cm-1 còn trong phức chất giảm đi 2 - 10 cm-1.
Trong phổ IR của phối tử, dải hấp thụ dưới 500 cm-1 xuất hiện rất ít và thường rất yếu. Nhưng trong phổ IR của các phức chất thì xuất hiện thêm các dải hấp thụ mới, có cường độ mạnh hơn hẳn. Điều này chứng tỏ có sự hình thành liên kết giữa kim loại với phối tử.
Như vậy có thể dự đốn, trong phức chất các kim loại liên kết với phối tử HL1 thông qua hai nguyên tử N và S và tách ra một proton.
Hình 3.1: Phổ IR của phối tử HL1
Hình 3.3. Phổ IR của phức CuL12