PHẢN ỨNG NGƢNG KẾT MIỄN DỊCH VÀ ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo bào tử bacillus subtilis biểu hiện streptavidin gắn kháng thể biotinyl hóa kháng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (Trang 28 - 30)

Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. PHẢN ỨNG NGƢNG KẾT MIỄN DỊCH VÀ ỨNG DỤNG

Sự ngƣng kết đƣợc hình thành do kháng nguyên hữu hình ( kháng ngun

có kích thƣớc lớn nhƣ hồng cầu và tế bào sinh vật) có các epitop bề mặt có thể liên kết chéo với các kháng thể tạo thành từng cụm có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng. Phản ứng ngƣng kết nhạy hơn so với kết tủa, nghĩa là có thể phát hiện một số lƣợng rất nhỏ kháng thể [2,3].

Hình 17 : Phản ứng ngƣng kết hồng cầu [ 23]

(a) Phản ứng ngƣng kết xảy ra giữa dãy các giếng chứa các nồng độ huyết thanh đƣợc pha loãng dần với cùng một nồng độ hồng cầu.

(b) Phản ứng ngƣng kết dƣơng tính, các phân tử kháng thể có mặt trong huyết thanh liên kết với các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, tạo thành một mạng lƣới kháng nguyên-kháng thể ở đáy giếng

(c) Phản ứng ngƣng kết âm tính, do kháng thể có mặt khơng đủ để tạo thành liên kết với kháng nguyên, các phân tử kháng nguyên rơi xuống đáy giếng, tạo thành tủa.

Trong phản ứng ngƣng kết, ngƣời ta phân biệt ngƣng kết chủ động hay

ngƣng kết trực tiếp và ngƣng kết thụ động hay là ngƣng kết gián tiếp. Ngƣng kết

chủ động mà trong đó các phân tử tạo hình là giá thể mang các quyết định kháng nguyên đặc hiệu (nhƣ hồng cầu, bạch cầu...). Ngƣợc lại ngƣng kết thụ động cho phép có thể hây ngƣng kết các kháng nguyên hồ tan nhƣng trƣớc đó đã gắn nó lên bề mặt các chất trơ hữu hình làm giá đỡ nhƣ hồng cầu, hạt nhựa polystyren hay các vi tinh thể cholesteron [2,3]. Việc sử dụng các hạt tổng hợp mang lại nhiều lợi ích nhƣ ổn định, đồng nhất và bền. Hơn nữa các phản ứng ngƣng kết thực hiện trên các hạt tổng hợp có thể đƣợc đọc nhanh hơn, thƣờng trong 3 đến 5 phút của hỗn hợp các hạt với mẫu thử. Do vậy các hạt tổng hợp này đƣợc ứng dụng rất nhiều cho các phản ứng ngƣng kết thụ động để phát hiện sự có mặt của nhiều lồi virus nhƣ virus H5N1[11] hay virus hây bệnh dại [16] hay một số vi khuẩn gây bệnh khác.

Trên thế giới, Takekazu Okumura và cộng sự đã tiến hành một số nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ngƣng kết thụ động ngƣợc (RPLA- Reverse Pasive Latex

Agglutination) để phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tơm WSSV. Trong thí nghiệm của nhóm tác giả, hạt nhựa polystyren kích thƣớc đồng nhất đƣợc dùng để làm giá thể, đƣợc gắn với kháng thể kháng virus gây bệnh đốm trắng. Hạt nhựa sau khi đƣợc gắn với kháng thể sẽ đƣợc sử dụng để phát hiện sự có mặt của WSSV dựa vào sự xuất hiện của ngƣng kết. Tuy nhiên, ứng dụng của nghiên cứu bị hạn chế bởi sự xuất hiện của phản ứng ngƣng kết không đặc hiệu [18,19].

Áp dụng nguyên lý của phƣơng pháp ngƣng kết thụ động ngƣợc (RPLA) nhƣ trên, chúng tôi tiến hành gắn bào tử-strep với kháng thể kháng VP28-biotinyl và sử dụng phức hệ này nhƣ là một giá thể để phát hiện sự có mặt của virus gây bệnh đốm trắng WSSV các mẫu tôm bệnh. Phƣơng pháp này sẽ hứa hẹn đem lại nhiều ƣu thế bởi nó khơng địi hỏi thiết bị đắt tiền và có thể dễ dàng thao tác ở ngay trên đồng ruộng. Ngoài ra, việc sản xuất nguyên liệu ban đầu cho phƣơng pháp ngƣng kết là bào tử-strep có thể dễ dàng thực hiện trong phịng thí nghiệm với một số lƣợng lớn, ổn định sẽ giúp làm giảm giá thành của bộ kit phát hiện WSSV sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo bào tử bacillus subtilis biểu hiện streptavidin gắn kháng thể biotinyl hóa kháng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)