Số liệu METAR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền bắc bằng mô hình WRF khí quyển và khí tượng (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 2 : MƠ HÌNH WRF VÀ ỨNG DỤNG DỰ BÁO

2.5. Số liệu METAR

Số liệu quan trắc tầm nhìn được lấy từ số liệu METAR (số liệu báo cáo thời tiết tại sân bay) và được lưu trữ lâu dài tại server của Phịng khí tượng - Trung tâm Hiệp đồng Điều hành bay - Sân bay Gia lâm. Số liệu METAR của sân bay Nội Bài được phát liên tục 24h/24h với tần suất 30phút/lần. Số liệu METAR của sân bay Cát Bi và sân bay Vinh được phát liên tục từ 22Z (5 giờ Việt Nam) cho đến khi hết hoạt động bay buổi tối và đêm với tần suất 30 phút/lần. Giá trị tầm nhìn trong bản tin METAR được đo đạc, ước lượng trực tiếp bằng mắt bởi các quan trắc viên. Riêng số liệu tầm nhìn từ năm 2011 đối với sân bay Vinh, trong thời gian có hoạt động bay (5 giờ sáng đến 23 giờ Việt Nam) là số liệu quan trắc bởi quan trắc viên được phát báo liên tục với tần suất 30phút/lần, trong thời gian khơng có hoạt động bay (từ 23 giờ đêm hơm trước đến 5 giờ sáng hôm sau) được thực hiện bởi hệ thống quan trắc tự động AWOS (Automatic Weather Observation System). Đây là hệ thống máy đo các yếu tố thời tiết hiện đại do Phần Lan sản xuất được sử dụng rộng rãi ở nhiều sân bay trên thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống AWOS mới được lắp đặt, đưa vào sử dụng tại các sân bay Nội Bài, Vinh, Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất và được kiểm định hàng năm. Để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, số liệu METAR luôn được các cơ quan khí tượng Hàng khơng cũng như các nhân viên của Phịng Khí tượng - Trung tâm hiệp đồng Điều hành bay - Sân bay Gia lâm giám sát chặt chẽ nên số liệu này nhìn chung chính xác và rất tin cậy.

Bảng 2.4 Ví dụ bản tin báo cáo thời tiết sân bay Nội Bài, Cát Bi, Vinh STT Bản tin báo cáo thời tiết sân bay METAR

Q1016 NOSIG=

3 METAR VVVH 022100Z AUTO 27004KT 230V290 1900 R17/M0050V0200D R35/M0050V0225D FG FEW001 BKN014 18/17 Q1015 =

Cấu trúc điện văn METAR theo quy định như sau: 1. Tên loại điện văn (METAR).

2. Tên địa danh sân bay (theo quy định của tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế.

3. Nhóm ngày của tháng trong năm báo cáo điện văn, giờ và phút báo cáo điện văn kèm theo chữ Z. Khi các yếu tố khí tượng được thực hiện đo đạc trực tiếp bằng hệ thống quan trắc tự động thì điện văn METAR được phát ra ngồi sân bay kèm theo thuật ngữ AUTO.

4. Nhóm gió bao gồm cả hướng và tốc độ kèm theo đơn vị đo tốc độ gió (kt). 5. Nhóm giá trị tầm nhìn ngang đặc trưng >50% giá trị tầm nhìn trong khu vực sân bay với bán kính 8km tính từ vành đai sân bay.

6. Nhóm giá trị tầm nhìn đường cất hạ cánh. Nhóm giá trị tầm nhìn đường cất hạ cánh được báo cáo khi xuất hiện các yếu tố khí tượng làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1500m. Các hiện tượng thời tiết này được chỉ rõ trong bảng mã 4678 của tài liệu khí tượng hàng khơng dân dụng (ANNEX 3) do tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế quy định.

7. Nhóm hiện tượng thời tiết được quy định trong bảng mã 4678 của tài liệu Khí tượng Hàng khơng dân dụng ANNEX 3.

8. Nhóm lượng mây và độ cao chân mây với đơn vị là 100 feet. 9. Nhóm nhiệt độ/ điểm sương với đơn vị là độ C.

10. Nhóm khí áp tại sân bay được quy chuẩn về khí áp tại mực nước biển trung bình với đơn vị là hpa.

11. Bản tin dự báo hạ cánh Trend với thời gian hiệu lực 2 tiếng từ thời điểm báo cáo của bản tin METAR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền bắc bằng mô hình WRF khí quyển và khí tượng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)