Đợt 2: Ngày 28/01/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền bắc bằng mô hình WRF khí quyển và khí tượng (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ DỰ BÁO VÀ PHÂN TÍCH

3.2. Kết quả dự báo cho sân bay Cát Bi

3.2.1.2. Đợt 2: Ngày 28/01/2012

Tương tự đợt 1, để thử nghiệm dự báo đợt sương mù gây giảm tầm nhìn cho sân bay Cát Bi ngày 29/01/2012, tác giả chọn thời gian bắt đầu dự báo là 18Z ngày 28 tháng 01 năm 2012 với hạn dự báo 24 tiếng.

Trên bản đồ Synop (hình 3.13) lúc 00Z ngày 29 tháng 01 năm 2012, các tỉnh miền Bắc nói chung và sân bay Cát Bi nói riêng chịu ảnh hưởng bởi cao lạnh lục địa lệch đông, mang theo độ ẩm lớn từ biển vào nên đây là nguyên nhân gây mưa mù, làm giảm tầm nhìn cho sân bay Cát Bi ngày 29 tháng 01 năm 2012.

Hình 3.13 Bản đồ Synop lúc 00Z ngày 29/01/2012

Hình 3.14 Đồ thị dự báo tầm nhìn cho sân bay Cát Bi ngày 28/01/2012 với hạn dự báo 24h cho 4 miền tính 27km, 09km, 03km và 01km. Thời điểm bắt đầu dự báo 18Z.

Tương tự như đợt ngày 05 tháng 12 năm 2001, giá trị tầm nhìn quan trắc từ hạn dự báo 0h - 4h và 22h đến 24h bị thiếu số liệu do đây thời gian này khơng có hoạt động bay và nằm ngoài thời gian quy định phát báo số liệu. Từ trên hình 3.14 cho thấy,

ba phương pháp FSIH, FSIA và RUC có thể dự báo được xu thế tầm nhìn ngày 29 tháng 01 năm 2012. Tuy nhiên, khi phân tích trên 4 miền tính thì tại miền tính D1 ba phương pháp trên có kết quả dự báo xu thế tốt nhất.

Giá trị tầm nhìn dự báo của 3 phương pháp FSIH, FSIA và RUC cao hơn giá trị quan trắc nhưng tại miền tính D1 trong hạn dự báo từ 4h đến 10h thì hai phương pháp FSIA và RUC cho kết quả tương đối chính xác. Như vậy, tại các miền tính D2, D3 và D4, ba phương pháp trên đều không mang lại kết quả khả quan hơn khi sử dụng miền tính D1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm dự báo tầm nhìn cho các sân bay thuộc cụm cảng hàng không miền bắc bằng mô hình WRF khí quyển và khí tượng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)