CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tối ưu quy trình xử lý mẫu
3.2.2. Tối ưu dung môi chiết mẫu
Các phẩm màu được khảo sát là các hợp chất phân cực dễ tan trong nước. Do đó chúng tôi khảo sát dung môi chiết bao gồm các thành phần : nước, methanol, dung dịch đệm. Các thí nghiệm được bố trí như sau :
+ Thí nghiệm 1: chiết mẫu với 100% H2O
+ Thí nghiệm 2 : chiết mẫu với dung dịch I (NH3 0.1M : MeOH = 5 :95) và H2O, sau đó điều chỉnh pH= 4.5 với dung dịch axit HCl 6N
+ Thí nghiệm 3 : chiết mẫu với dung dịch I (NH3 0.1M : MeOH = 5 :95) và H2O, sau đó điều chỉnh pH= 7 với dung dịch axit HCl 6N
+ Thí nghiệm 4: dung dịch I (NH3 0.1M : MeOH = 5 :95) và dung dịch amoniacetat 0.13M, sau đó điều chỉnh pH= 7 với dung dịch axit HCl 6N
với các tỷ lệ khác nhau để lựa chọn dung môi chiết phù hợp nhất.
Trên cùng một nền mẫu thực phẩm có màu chúng tơi tiến hành chiết theo hình 2.1. Sử dụng dung môi trên và với các tỷ khác nhau. Với mỗi loại dung mơi phân tích lặp lại 5 lần, tính kết quả trung bình. Kết quả phân tích được chỉ ra trong hình sau:
Hình 3.9. Ảnh hưởng của dung môi chiết mẫu đến độ thu hồi của các phẩm màu * Kết quả chỉ ra trong hình 3.9 cho thấy: * Kết quả chỉ ra trong hình 3.9 cho thấy:
Khi sử dụng quy trình thí nghiệm 1: dung mơi 100% H2O hàm lượng một số phẩm màu thu được thấp, khi dùng quy trình thí nghiệm 2,3 hàm lượng phẩm màu tăng lên đáng kể nhưng ở pH= 7 cho kết quả cao hơn pH= 4,5 và đạt hiệu lực chiết cao khi sử dụng quy trình thí nghiệm 4. Tuy nhiên, trong nền mẫu thực phẩm đa dạng và phức tạp, khi sử dụng dung môi H2O có rất nhiều chất có khả năng hòa tan khiến cho dung dịch chiết thu được chứa nhiều tạp chất, khi phân tích gây nhiễm bẩn cột và hệ thống sắc ký. Trong khi đó, sử dụng dung mơi ở thí nghiệm cịn lại sẽ hạn chế được sự hòa tan của một số chất này làm cho dịch chiết mẫu trong hơn đảm bảo an toàn cho cột và hệ thống khi phân tích. Do đó, chúng tôi sử dụng dung môi là dung dịch I (NH3 0.1M : MeOH= 5:95) và amoniacetat 0.13M để chiết phẩm màu ra khỏi nền mẫu.