2.2.1 .Đặc điểmđịa chất
3.1. Hiện trạng môitrƣờng đảoQuan Lạn
3.1.3. Hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường
3.1.3.1 Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Bên cạnh những tác động của con người, các tai biến thiên nhiên như bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, giông tố... cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. Đặc biệt, những hiện tượng thời tiết cực đoan hay những pha cực hạn của phân bố lịch sử khí hậu thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là những đợt nắng nóng cực đoan khiến sinh vật như tôm, cá... trong các hồ nước- thường ở khu vực đô thị chết hàng loạt, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn hay những đợt mưa lũ lịch sử gây thiệt hại lớn về người và của. Biến đổi khí hậy tồn cầu hiện nay đang ngày càng được cộng đồng quốc tế quan tâm, chủ yếu là bởi những tác hại của nó đối với Trái Đất, mà lớn nhất ở các khu vực hải đảo, ven biển như khu vực Quan Lạn- Vân Đồn. Quan Lạn là một hịn đảo có diện tích trung bình, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp nhiệt đới mùa hè, các hiện tượng tai biến thiên nhiên cũng theo đó mà nhiều hơn các khu vực ven biển. Cụ thể hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới và biến đối khí hậu được phân tích dưới đây.
- Bão và áp thấp nhiệt đới:
Khí hậu của Quan Lạn mang những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam, mùa bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào mùa hè, trong thời gian từ tháng 5-10 dương lịch. Vào mùa này, hoàn lưu gió tây nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa chính cho khu vực. Nhiệt độ cao và những biến động áp suất cùng với tác động của lực Corioli trên Thái Bình Dương và biển Đơng làm xuất hiện các áp thấp nhiệt đới- chủ yếu là các xốy thuận, khi đủ mạnh sẽ hình thành bão. Bão và áp thấp nhiệt đới thường di chuyển theo hướng Tây Bắc, tiến vào đất liền và đi qua vùng Quan Lạn- Vân Đồn mang theo mưa lớn, gió giật mạnh. Tại đây đã ghi nhận những cơn bão có gió cấp 12, giật trên cấp 12 gây ảnh hưởng nặng nề, làm sập đổ nhà cửa, cây cối, sạt lở đất đai và phá hủy hoa màu, vùng ni thủy sản, ngập úng..., thậm chí gây thiệt hại về người. Mùa bão tại Vân Đồn- Quảng Ninh thường kéo dài từ tháng 6- tháng 9 dương lịch, trong đó mạnh nhất vào tháng 7- tháng 8.
Bảng 3.8. Đặc điểm bão tại Quan Lạn- Vân Đồn trung bình hàng năm
Tháng Số lƣợng (cơn) Đặc điểm
Tháng 5 0 Bão chưa xuất hiện, có thể có một số áp thấp nhiệt đới hoạt động gây mưa.
Tháng 6 0,3- 1
Thường chịu ảnh hưởng từ những cơn bão đi vào đất liền Trung Quốc gây mưa to và gió lớn, một số có thể quét qua đảo Quan Lạn. Vào thời điểm này, bão chưa có cường độ quá lớn.
Tháng 7 0,3- 1
Là thời gian hoạt động chính của các cơn bão với tần suất và cường độ lớn, có thể xuất hiện hiện tượng bão chồng bão. Các cơn bão không đi qua đảo cũng gây ảnh hưởng nhiều hơn so với đầu mùa. Lượng mưa ghi nhận trong các cơn bão có thể vượt ngưỡng 500mm trong vài ngày đến 1 tuần, gió mạnh đến rất mạnh, có thể lên đến cấp 13, sức tàn phá rất lớn.
Tháng 8 1,3- 1,7
Tháng 9 0,3-1 Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển vào phía Nam, các cơn bão cũng di chuyển theo và thường chỉ gây ảnh hưởng cho Quan Lạn qua mưa to, gió lớn. Khơng loại trừ trường hợp bão cuối mùa vẫn có thể xuất hiện tại Bắc vịnh Bắc Bộ.
Tháng 10 0
Nguồn: Atlats Địa lý Việt Nam
Bão và áp thấp nhiệt đới là những tai biến rất khó dự phòng, hiện nay các cơ quan khí tượng- thủy văn chỉ có thể dự đốn khả năng phát triển và hướng đi của chúng, từ đó triển khai các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và của. Trong 15 năm trở lại đây, hiện tượng bão và áp thấp đột ngột chuyển hướng như bão Haiyan năm 2013, bão Chanchu 2006... Các đảo nhỏ ven biển với diện tích hạn chế, độ cao thấp là những địa điểm có thể bị nhấn chìm khi các cơn bão lớn đi qua. Các cơn bão kéo theo nhiều nguy hại về mơi trường sau đó: Xác sinh vật chết phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước và khơng khí, phát sinh dịch bệnh; nước biển dâng cao, có thể ngập nhà dân trên đảo khiến mơi trường đất, nước ngầm bị xâm nhập mặn; các hệ sinh thái bị tàn phá suy giảm độ đa dạng, phong phú... Năm 2017, Quan Lạn- Vân Đồn đã đón 8 cơn bão lớn nhỏ, trong đó có những cơn bão đổ bộ trực tiếp và những cơn bão chỉ gây ảnh hưởng. Sau bão, người dân và chính quyền mất nhiều cơng sức để khắc phục hậu quả, dọn dẹp đường xá, tu bổ cảnh quan. Công tác chuẩn bị trước bão cần được tiến hành một cách nghiêm túc, cẩn thận để giảm thiểu những rủi ro, nguy hiểm do bão mang lại cho Quan Lạn nói riêng và cả nước nói chung.
- Biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
Khác với các tai biến lớn như bão và áp thấp, biến đổi khí hậu diễn ra một cách chậm rãi và kéo theo những hậu quả lớn trong tương lai khiến con người dễ xao lãng, xem nhẹ nó. Hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ở quy mơ hành tinh, là “sự thay đổi
của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được”- UNFCCC. Theo nghiên cứu của
Bộ Tài Nguyên Môi Trường, “vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta
tăng khoảng 2,3ºC; tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm; mực nước biển dâng khoảng 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999” [3]. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, khơng khí
lạnh hay các tai biến như bão... xuất hiện nhiều hơn với cường độ lớn, diễn biến phức tạp. Cùng nằm trong những tác động đó, trong tương lai mơi trường Quan Lạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng xấu.
Môi trường đất: Nhiệt độ tăng cao khiến lượng bốc hơi lớn, gây ra hiện tượng khô hạn, đặc biệt vào mùa khơ. Lượng nước ngầm theo đó cũng giảm đi, khiến nguy cơ xâm nhập mặn của đảo trở nên lớn hơn. Cấu tượng của đất bị thay đổi, giảm độ ẩm và dinh dưỡng khiến cây trồng khó phát triển, giảm năng suất mùa vụ. Bên cạnh đó, nước biển dâng cao khiến mực nước biển ăn sâu vào đảo, diện tích của đảo do đó sẽ giảm đi. Nước càng dâng cao, diện tích đảo càng nhỏ.Tuy nhiên do là đảo hình thành do vận động tạo núi với thềm lục địa nơng, rộng; độ cao trung bình của đảo khơng quá thấp như các vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nên diện tích ngập lụt sẽ khơng q lớn.
Môi trường nước: Môi trường nước, đặc biệt là nước ngầm tại Quan Lạn sẽ
chịu ảnh hưởng lớn của nước biển dâng. Chất lượng nước ngầm hiện tại của đảo không tốt, nhiều khu vực bị nhiễm mặn và có nguy cơ ơ nhiễm, Khi nước biển dâng, nước ngầm ven bờ sẽ bị đe dọa xâm nhập mặn thông qua các lớp đất và từ trên xuống khi bão làm nước biển tràn lên gây ngập úng trong đảo. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, nước ngầm trên đảo sẽ khơng cịn đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.
Sinh vật và các hệ sinh thái: Sinh vật và các hệ sinh thái là kết quả của khí hậu-
đất và nước, cũng là những chủ thể chịu tác động của nước biển dâng mạnh nhất thông qua việc sử dụng tổng hợp các tài nguyên còn lại để phát triển. Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa sẽ khiến nhiều sinh vật phải chuyển nơi sinh sống hoặc bị diệt vong. Với các hệ sinh thái không chịu tác động của biển, không sử dụng được nước mặn, xâm nhập mặn của nước ngầm khiến thực vật bị thiếu nước, phát triển trì trệ, từ đó làm giảm các loài ăn cỏ và ăn thịt. Đất đai khô hạn cũng khiến thực vật bị thiếu dinh dưỡng. Trong điều kiện nước biển dâng không quá cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ mở rộng thêm, tuy nhiên chỉ ở mức độ nhất định. Nước dâng quá lớn và các bãi triều biến mất sẽ kéo theo sự suy giảm dẫn tới suy thoái và tàn lụi của rừng ngập mặn.
3.1.3.2 Các sự cố môi trường
Các sự cố môi trường xảy ra dưới 2 nguyên nhân thuộc về tự nhiên và con người. Tại Quan Lạn chưa ghi nhận sự cố môi trường lớn, các thiệt hại sau những cơn bão lớn hầu hết được xử lý tốt. Tuy vậy, các sự cố khác trên vùng biển trong khu vực Quảng Ninh liên tiếp xảy ra, có thể gây ảnh hưởng lớn tới Quan Lạn.
Năm 2006, tàu Mỹ Đình với 50 tấn dầu DO, 150 tấn FO đã bị đắm trên vùng biển này, và chỉ 65 tấn trong số đó được xử lý. Con số rất lớn còn lại gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Dầu là loại chất lỏng nổi trên mặt nước và lan rộng rất nhanh, giết chết hầu như mọi sinh vật tiếp xúc với nó, khiến môi trường ô nhiễm. Cũng trong vùng biển Quảng Ninh, các vụ đắm tàu công suất nhỏ chở hàng, chở du khách vẫn xảy ra với tần suất không lớn. Các tàu này ngồi dầu máy cịn mang theo rác thải, các thực phẩm, chất khác... trên tàu, khi bị đắm sẽ chìm tồn bộ xuống biển. Riêng trong tháng 6/2018, 3 tàu trong đó có 1 tàu chở hàng trăm tấn thực phẩm đông lạnh đã bị đắm, gây
Các sự cố do tự nhiên gây ra như thiên tai bão, lũ lụt... gây thiệt hại lớn trong khu vực đất liền. Sau mỗi trận bão, lũ, rất nhiều rác thải và phù sa bị cuốn xuống sông, suối, biển... khiến vùng biển ven bờ bị đục và tràn ngập rác thải. Vùng biển Quan Lạn cũng có xuất hiện những hiện tượng này, tuy nhiên không lớn do diện tích đảo nhỏ, ít dân cư sinh sống và nằm khá xa so với vùng đất liền khu vực Quảng Ninh.
Các sự cố môi trường thường xảy ra bất ngờ, khó dự đốn, đặc biệt khó xử lý trên mơi trường biển đảo do tính chất lan rộng rất nhanh đối với các chất ô nhiễm của môi trường nước. Khi chúng xảy ra, những hậu quả nặng nề kéo theo khiến môi trường bị ô nhiễm trong thời gian dài, các sinh vật trong nước cũng chịu ảnh hưởng lớn. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển Hà Tĩnh do công ty Formosa xả thải khiến một phần lớn người tiêu dùng hoang mang trước thực phẩm từ biển nói chung, gây khó khăn cho ngành thủy hải sản. Do vậy, Quan Lạn và Quảng Ninh cần quản lý chặt chẽ các hoạt động trên biển của người dân và của các ngành kinh tế- dịch vụ, đầu tư nâng cấp chất lượng công tác khắc phục hậu quả sau các sự cố môi trường và phản ứng nhanh nhạy, nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của các sự cố này gây ra với môi trường biển, đảo trong khu vực.
3.2 Phân tích định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và xu hƣớng biến đổi môi trƣờng vùng biển đảo Quan Lạn