6. Cấu trúc luận văn
2.1. Vị trí của vùng biểnđảo Quan Lạn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế
Khu vực biển đảo Quan Lạn chính thức có tên trên bản đồ Việt Nam từ những năm 1149 dưới thời vua Lý Anh Tông dưới cái tên Vân Đồn, cũng là thương cảng sầm uất tấp nập nhất cả nước đến những năm 1400. Đi cùng những thăng trầm của lịch sử, Vân Đồn và Quan Lạn đã chứng kiến nhiều sự kiện liên quan tới sự hưng vong của các triều đại phong kiến: Là nơi tiêu diệt đồn thuyền xâm lược của qn Mơng Ngun lần thứ 3 vào năm 1288 dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư mà hiện nay trên đảo còn đền thờ ông cùng 3 vị tướng họ Phạm. Từ thế kỉ XV- XVII, các triều đại phong kiến Lê Sơ, nhà Mạc, nhà Nguyễn..., nơi đây không được coi trọng, sầm uất được thay thế bằng sự lụi tàn. Đến đầu thế kỉ XIX, người Pháp đã xây dựng ngọn hải đăng Quan Lạn, cũng bắt đầu khôi phục sự phát triển của hịn đảo này. Trong cơng cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế thời hiện đại, Quan Lạn và Vân Đồn là một trong những khu vực được chú trọng đầu tư. Nhà nước đang quy hoạch Vân Đồn và Quan Lạn trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Việc xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn trong khu vực sẽ góp phần lớn vào việc thúc đẩy kinh tế Vân Đồn và Quan Lạn ngày càng phát triển.
Hình 2.1. Vị trí vùng biển đảo Quan Lạn trên vùng biển đông bắc Quảng Ninh
Vùng biển đảo Quan Lạn có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Đảo có tọa độ địa lý 20º53’04” vĩ Bắc, 107º30’42” kinh đông, thuộc tuyến đảo Vân Hải, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, trên đường trung chuyển chiến lược nối liền Đông Á và Đơng Nam Á thuộc vùng biển gần bờ phía đơng bắc tổ quốc. Đảo
gồm 2 xã Minh Châu và Quan Lạn với 5 thơn và một phần diện tích rừng thuộc VQG Bái Tử Long. Quan Lạn nằm rất gần Trung Quốc- nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng là thị trường khách quốc tế chủ yếu của du lịch tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Quan Lạn cịn là nơi có khả năng tiếp cận dễ dàng với hệ thống giao thông quốc gia- quốc tế: Nằm gần khu vực cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang được xây dựng và hồn thiện, cảng biển Hịn Nét- Con Ong hay cao tốc Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn- Móng Cái. Những ưu thế này tạo cho Quan Lạn rất nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Do nằm trong khu vực địa lý quan trọng- địa đầu biển đảo của Tổ Quốc, Quan Lạn mang ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Vào mùa đơng, dịng biển trên vùng biển nước ta chảy theo hướng Đông Bắc, từ khu vực Đông Bắc, trong đó có Quan Lạn xuống vùng biển, ven bờ phía Nam. Vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng Tây Nam từ Quan Lạn lên khu vực Móng Cái. Những ảnh hưởng mơi trường cũng theo các dịng biển và sự lan tỏa của nước từ Quan Lạn- Vân Đồn ảnh hưởng tới các khu vực khác. Khi sự cố về môi trường xảy ra, các yếu tố ranh giới quốc gia, vùng miền sẽ khơng cịn ý nghĩa, ảnh hưởng xấu không chỉ tới vùng xuất hiện ô nhiễm mà còn lan tỏa tới các khu vực khác. Hiện nay, Quan Lạn được đánh giá là khu vực tự nhiên chưa chịu nhiều tác động xấu bởi các hoạt động kinh tế và con người, là điểm đến lý tưởng của các du khách yêu thích sự hoang sơ, nguyên bản của thiên nhiên. Trong tương lai, khi các hoạt động kinh tế tại đây trở nên nhộn nhịp, vùng biển đảo Quan Lạn cần được giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt để không trở thành một khu vực ô nhiễm, gây tác động xấu tới các khu vực khác.