Kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi sá sùng đảoQuan Lạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cở sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn quảng ninh (Trang 63 - 66)

Vị trí TSP mg/ m3 Độ ồn TB Độ rung (dB) SO2 (μg/m3) NO2 (μg/m3) CO (μg/m3) CO2 (μg/m3) (dBA)

Phía Tây khu ni sá sùng sinh thái - xã Quan Lạn

0,095 51,2 5,7 14 14 1120 36

Tuyến đường vào khu nuôi sá sùng - Quan Lạn 0,124 56,9 5,8 17 15 1240 37 QCVN05:2013/ 0,3 - - 350 200 30000 - BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT

(Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tháng 01/2014 – ĐH Khoa học Tự nhiên)

- Rác thải: Tại một số đầm nuôi sát khu dân cư vẫn cịn tình trạng đổ rác

ven đầm.

3.1.2.5 Hiện trạng môi trường khu vực rừng ngập mặn

Diện tích có phân bố RNM khu vực đảo Quan Lạn có hiện tượng suy giảm nhẹ, số liệu khảo sát của Ban quản lý vịnh Hạ Long năm 2019 là 129,2 ha. Đặc điểm bãi triều nằm ở các vùng đảo xa bờ, có độ mặn cao nên thành phần thảm thực vật chủ yếu là các lồi có khả năng chịu mặn cao như Sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Mắm quăn (Avicennia lanata), Vẹt Dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Sav.). Nền đáy chủ yếu là bùn cát, nghèo chất dinh dưỡng, nên mật độ cây thưa, chiều cao cây thấp. Độ phủ rừng đạt 50 - 60% diện tích phân bố.

Diện tích bãi triều khơng có RNM là 1260 ha, chủ yếu chỉ có một số người dân quanh khu vực đến khai thác một số loài nhuyễn thể nhưng sản lượng cũng tương đối ít.

Hình 3. 7. Ảnh phân bố RNM tại đảo Quan Lạn

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long

Diện tích RNM của khu vực giảm 4,35 ha so với năm 2016 tại vị trí đảo Quan Lạn do chính quyền thực hiện Dự án nâng cấp đê Quan Lạn trên cơ sở tuyến đê cũ. Bên ngoài tuyến đê bao chủ đầu tư đã thực hiện trồng hồn ngun lại nhưng khả năng sống khơng đáng kể.

Khu vực có phân bố rừng ngập mặn

Hình 3 .8. Khu vực phân bố RNM khu vực Quan lạn

Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long

Hình 3 .9. Cây ngập mặn được trồng hồn ngun cạnh tuyến đê bao đảo Quan Lạn Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long

3.1.3 Hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường

3.1.3.1 Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu

Bên cạnh những tác động của con người, các tai biến thiên nhiên như bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán, giông tố... cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. Đặc biệt, những hiện tượng thời tiết cực đoan hay những pha cực hạn của phân bố lịch sử khí hậu thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là những đợt nắng nóng cực đoan khiến sinh vật như tơm, cá... trong các hồ nước- thường ở khu vực đô thị chết hàng loạt, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn hay những đợt mưa lũ lịch sử gây thiệt hại lớn về người và của. Biến đổi khí hậy tồn cầu hiện nay đang ngày càng được cộng đồng quốc tế quan tâm, chủ yếu là bởi những tác hại của nó đối với Trái Đất, mà lớn nhất ở các khu vực hải đảo, ven biển như khu vực Quan Lạn- Vân Đồn. Quan Lạn là một hòn đảo có diện tích trung bình, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp nhiệt đới mùa hè, các hiện tượng tai biến thiên nhiên cũng theo đó mà nhiều hơn các khu vực ven biển. Cụ thể hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới và biến đối khí hậu được phân tích dưới đây.

- Bão và áp thấp nhiệt đới:

Khí hậu của Quan Lạn mang những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam, mùa bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào mùa hè, trong thời gian từ tháng 5-10 dương lịch. Vào mùa này, hồn lưu gió tây nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa chính cho khu vực. Nhiệt độ cao và những biến động áp suất cùng với tác động của lực Corioli trên Thái Bình Dương và biển Đơng làm xuất hiện các áp thấp nhiệt đới- chủ yếu là các xốy thuận, khi đủ mạnh sẽ hình thành bão. Bão và áp thấp nhiệt đới thường di chuyển theo hướng Tây Bắc, tiến vào đất liền và đi qua vùng Quan Lạn- Vân Đồn mang theo mưa lớn, gió giật mạnh. Tại đây đã ghi nhận những cơn bão có gió cấp 12, giật trên cấp 12 gây ảnh hưởng nặng nề, làm sập đổ nhà cửa, cây cối, sạt lở đất đai và phá hủy hoa màu, vùng ni thủy sản, ngập úng..., thậm chí gây thiệt hại về người. Mùa bão tại Vân Đồn- Quảng Ninh thường kéo dài từ tháng 6- tháng 9 dương lịch, trong đó mạnh nhất vào tháng 7- tháng 8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cở sở địa lý cho định hướng bảo vệ môi trường vùng biển đảo quan lạn huyện vân đồn quảng ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)