ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại làng nghề thái yên, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loại chất thải rắn: Sinh hoạt, sản xuất làng nghề, y tế, nông nghiệp...của xã Thái Yên (về nguồn thải, thành phần, khối lượng).

- Các biện pháp quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại làng nghề Thái Yên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi khơng gian: Tồn bộ xã Thái Yên,

- Phạm vi thời gian: Năm 2013, 2014 và có tính dự báo đến năm 2020. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu về tình hình phát triển làng nghề và tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề mộc Thái Yên đã được thu thập từ các tài liệu liên quan, như báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của UBND xã Thái Yên; báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Số liệu về xã hội như: tổng dân số, số hộ, tổng số lao động tham gia làng nghề, tổng sản phẩm, tổng giá trị, lượng chất thải rắn thải được thu thập từ ban thống kê của xã Thái Yên.

Ngoài ra các tài liệu, số liệu còn được thu thập tại các phòng ban của xã, huyện và tỉnh có liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Sở Công Thương Hà Tĩnh, Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh, phòng thống kê huyện Đức Thọ, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đức Thọ, Ủy ban nhân dân xã Thái Yên.

2.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra cho các hộ gia đình, cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, cán bộ công nhân viên hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn thải;

+ Đối với phiếu điều tra các hộ gia đình phân chia làm 2 nhóm đối tượng : Hộ sản hộ sản xuất nghề mộc và hộ không sản xuất nghề mộc.

Số lượng phiếu điều tra xác định theo công thức của Yamane (1967 – 1986):

2 1 .(1 ) N n N e   

Trong đó: n: Số hộ điều tra N: Tổng số hộ: 1717 hộ e: độ tin cậy

Số hộ điều tra thực tế là n + 10%.

Như vậy : n = 325 phiếu. Số hộ cần điều tra tương đương 357 hộ.

+ Điều tra phỏng vấn chính quyền địa phương và cán bộ công nhân viên HTX MT Thái Yên.

- Phương pháp phỏng vấn: Chuẩn bị sẵn câu hỏi, trao đổi trực tiếp với người dân trên địa bàn về vấn đề liên quan đến hiện trạng phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thải sinh hoạt, chất thải rắn thải làng nghề. Những tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến đóng góp để cải thiện chất lượng môi trường làng nghề.

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính – mơi trường cấp xã, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các chủ hộ sản xuất và ý kiến của giáo viên hướng dẫn đề tài.

2.3.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Số liệu được thu thập tại các cơ sở sản xuất thủ mộc tại làng nghề và được xử lý bằng chương trình phần mềm Micosoft Excel.

2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập, xử lý được tổng hợp và hoàn thiện báo cáo đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại làng nghề thái yên, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)