Loại sản phẩm Than đá Củi ép
5 6A 6B 7A 7B
Cỡ hạt mm 0-15 0-15 0-15 0-20 0-20 0.5 - 90
Nhiệt lượng cal/g 5500 4850 4400 3800 3100 4175
Độ tro % 26-33 33-40 40-45 45-50 50-55 1,5 – 2,0
Giá thị trường (trđ/tấn) 1,8
Như vậy sử dụng củi ép sẽ mang lại nhiệt lượng gần tương đương với loại than 6B hiện nay. Trong khi đó giá thành của củi ép thấp hơn nhiều loại than tương đương. Việc thay thế các loại nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu…bằng củi ép sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cụ thể như:
+ Tiết kiệm 20% đến 25 % chi phí đốt lị (vì giá rẻ hơn than, tiết kiệm nhân cơng vì khơng mất cơng ủ lị và thời gian nhóm lị rất nhanh).
+ Khơng lãng phí nhiệt khi đưa tro ra ngồi lị vì lượng tro rất ít (nếu đốt than thì sẽ phát sinh lượng sỉ than rất lớn, khi đưa sỉ than ra ngồi lị đốt thường có lẫn lượng than chưa cháy hết gây hao phí nhiệt đáng kể).
+ Dùng Củi ép là giải pháp kinh tế hiệu quả, tiết kiệm năng lượng đặc biệt là bảo vệ mơi trường.
Bên cạnh người dân có thể sử dụng củi ép làm chất đốt, thì các doanh nghiệp có thể thay đổi một cách đơn giản nhiên liệu sang củi ép là các nhà máy có sử dụng lị hơi như nhà máy bia, nhà máy sợi, các bếp ăn tập thể….y
c, Đối với xã hội
Theo tính tốn, nếu sản xuất 2,5 tấn mùn cưa thành nhiên liệu đốt trong nước thì Việt Nam đỡ nhập khẩu khoảng 1.000 lít dầu [23]. Bên cạnh đó việc sử dụng than củi để thay thế các loại nguyên liệu hóa thạch cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bởi nguồn nguyên liệu này có thời gian đốt và nhiệt lượng cao, lượng tro tạo ra lại rất ít, giảm thiểu chất thải rắn phát sinh, giảm thiểu các loại khí nhà kính.
3.6.2.3. Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất
Ứng dụng các kỹ thuật của sản xuất sạch hơn tại cơ sở là nhằm mục tiêu giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, tức là ngay trong quá trình sản xuất gỗ.
Sau khi thu thập số liệu và quy trình sản xuất tại làng nghề mộc Thái Yên việc đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn theo quy trình: đề xuất các phương án giảm chất thải, sàng lọc và chọn phương án thực hiện và thử nghiệm thực tế. Các biện pháp sản xuất sạch hơn được phân thành hai nhóm: nhóm biện pháp liên quan đến quản lý nội vi và nhóm các biện pháp kỹ thuật [9].
a, Biện pháp quản lý nội vi.
Tại các hộ sản xuất nghề mộc tại địa phương chủ yếu tập trung vào sử dụng, tận dụng tối đa nguyên liệu nhằm giảm giá thành sản xuất, còn vấn đề về quản lý chất thải sản xuất chưa được quan tâm. Các phương án được đưa ra bao gồm:
- Bố trí hợp lý mặt bằng khu vực sản xuất, đảm bảo thuận tiện, hạn chế tiếp xúc với bụi và gom hết chất thải rắn:
+ Với các cơng đoạn, máy móc phát sinh nhiều bụi và mùn cưa như máy cưa, chà, đánh nền... cần bố trí ở cuối hướng gió để giảm khả năng phát tán bụi. Bố trí khu vực dễ thực hiện thu gom hết toàn bộ chất thải rắn phát sinh.
+ Sắp xếp khu vực tập kết mùn cưa và gỗ vụn, mụn bào có che chắn tốt tránh nước mưa làm ướt nơi để gỗ vụn, mùn cưa, mùn bào để tạo thuận lợi cho vận chuyển và sử dụng. Phân riêng từng loại để thuận tiện cho việc tận dụng lại.
+ Nâng cao tay nghề cho thợ sơn nhằm hạn chế lượng sơn dư thừa. Bố trí khu vực sơn, đánh vecni... ở nơi thống mát, có quạt hút gió để giảm thời gian lưu của hơi dung mơi trong không gian sản xuất.
- Trang bị bảo hộ lao động cho người thợ (khẩu trang, mũ...) hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bụi khi thao tác.
- Cải tạo nhà xưởng thơng thống, có mái che.
- Phổ biến kiến thức cơ bản về tính độc hại của bụi gỗ và dung môi sơn, keo và cách phòng tránh đơn giản.
- Nâng cao tay nghề cho người thợ, sử dụng thợ có tay nghề tốt có tchất thải rắnh nhiệm nhằm hạn chế những phế phẩm sản xuất và những chi tiết phải chỉnh sửa nhiều.
b, Biện pháp kỹ thuật.
Các cơ hội áp dụng SXSH đối với các làng nghề mộc nói chung được nêu ra trong bảng sau: