CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đổ Hà Nội 338km về phía Tây Bắc. Tọa độ địa lý từ 21o40’56” đến 22o50’30” vĩ độ Bắc; 103o30’24” đến 104o38’21” kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có tọa độ 22o50’30” vĩ độ Bắc, 104o14’35” kinh độ Đơng. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có tọa độ 22o51’ vĩ độ Bắc, 103o48’53” kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có tọa độ 22o13’03” vĩ độ Bắc, 104o38’21” kinh độ Đơng. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã Ý Tý huyện Bát Xát có tọa độ 22o36’ vĩ độ Bắc, 103o31’ kinh độ Đơng.
Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 638.389,59 ha bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước, xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc về quy mơ đất đai.
Hình 1.9. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch, hai dãy núi chính là dãy Hồng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc – Đơng Nam nằm về phía Đơng và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hồng Liên Sơn. Ngồi ra cịn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau.
Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ: chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 – 200 m/km2) đến rất mạnh (450 – 500 m/km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (<0,5 km/km2) đến rất mạnh (>2 km/km2). Địa hình được phân đai cao thấp khá rõ ràng với 7 giai địa hình cơ bản, trong số đó các đai với độ cao từ 300 – 1000m, chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh.
Về độ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đơng Nam với độ dốc thay đổi rất lớn, từ địa hình thoải (0 – 80) có diện tích khoảng 36.000ha, địa hình nghiêng
(80 – 150) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (150 – 250 ) có trên 200.000 ha và địa hình dốc (>250
) khoảng trên 300.000 ha.
Hình 1.10. Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai.
c. Đặc điểm khí hậu
Nằm ở vùng phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Lào Cai mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân hóa đa dạng. Do điều kiện địa hình đặc biệt, chênh lệch độ cao giữa các khu vực khá lớn, cho nên đặc điểm khí hậu ở đây được thể hiện với các mức độ khác nhau.
* Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 1980 - 2010, nhiệt độ trung bình hàng năm tại trạm Bắc Hà là 18,70C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 250C, thấp nhất là 8,70C, tại trạm Phố Ràng nhiệt độ trung bình năm là 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là 29,3°C, thấp nhất là 13,0°C. Riêng vùng Sa Pa ở độ cao trên 1500 m nên có sự khác
biệt, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 21,8°C, thấp nhất là 3,8°C.
Bảng 1.8. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980 - 2010 (0C)
Trạm/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm Bắc Hà 11,7 13,1 16,0 19,9 22,4 23,9 23,9 23,5 21,9 19,5 16,3 12,2 18,7 SaPa 9,0 10,8 14,1 17,0 18,7 19,7 19,7 19,4 18,0 15,7 12,5 9,4 15,3 Phố Ràng 16,0 17,4 20,5 24,0 26,6 28,2 28,2 27,8 26,3 23,8 20,4 16,8 23,0 0 5 10 15 20 25 30
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Thá ng oC
Bắc Hà SaPa Phố Ràng
Hình 1.9: Biểu đồ sự biến thiên Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980 - 2010 (0C).
* Lượng mưa
Do hệ quả của chế độ gió mùa, mưa của Lào Cai phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa ít mưa (tạm gọi là mùa khô). Lượng mưa tại Lào Cai phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1980 – 2010, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 79% tổng lượng mưa của cả năm). Về không gian, tại vùng núi cao của Lào Cai có lượng mưa lớn hơn ở đồng bằng và trung du: lượng mưa bình quân cả năm tại trạm Bắc Hà và Phố Ràng đại diện cho vùng đồng bằng và trung du, là 1.666,5 mm và 1.606,3 mm; trong khi đó lượng mưa bình qn cả năm tại trạm SaPa, đại diện cho vùng núi, là 2.728 mm
Bảng 1.9. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm giai đoạn 1980-2010 (mm) Trạm/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Bắc Hà 27,3 29,9 63,8 126,2 203,7 228,2 274,2 329,9 192,2 104,4 65,8 21,2 1666,5 SaPa 65,5 75,2 113,8 219,1 374,0 375,5 474,1 419,1 261,7 188,5 106,6 55,9 2729,0 Phố Ràng 27,1 36,2 62,9 138,4 200,6 198,7 243,6 316,3 210,8 106,3 48,1 17,4 1606,3
Nhìn chung tại hầu hết các vùng thấp và thung lũng dọc các con sơng có lượng mưa từ 1600 - 1800mm, trong khi đó đại bộ phận các vùng có độ cao trên 1400m ở sườn phía đơng dãy Hồng liên sơn và rải rác các đỉnh cao dãy núi phía đơng như Cao Sơn, Lùng Phình, Pha Long…có mưa trên 2000mm. Thời gian không mưa liên tục xuất hiện trong mùa đông, ngược lại mưa dài ngày xuất hiện vào mùa hạ.
* Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí trung bình năm dao động từ 82 - 89%, ở các vùng núi có nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao nhất là vùng núi SaPa (89,5%). Độ ẩm cao nhất tại trạm TP Lào Cai đạt gần 85%, độ ẩm thấp nhất tại trạm Bắc Hà là 83%, trạm SaPa xấp xỉ 84%.
* Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1980 – 2010 dao động trong khoảng 500 - 900mm (lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 5, 6 và nhỏ nhất vào tháng 1, 2).
* Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình nhiều năm ở tỉnh Lào Cai đạt khoảng 1500 giờ. Thời kỳ có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 9. Tháng có số giờ nắng lớn nhất quan trắc được là tháng 8, 9 tại trạm Lào Cai là 165,5 giờ, tại trạm Phố Ràng là 169,2 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 1, 2 và 3. Tháng có số giờ nắng ít nhất quan trắc được là tháng 2 tại trạm Phố Ràng với 53,4 giờ.
Bảng 1.10. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai giai đoạn 1980-2010 (giờ) giai đoạn 1980-2010 (giờ)
Trạm Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP. Lào Cai 1532,6 86,0 64,4 92,5 152,0 159,9 145,7 153,9 163,5 165,5 124,5 128,7 96,1 Phố Ràng 1435,5 58,4 53,4 75,6 120,1 159,4 151,2 164,9 169,2 151,7 115,5 105,3 93,0 Bắc Hà 1445,1 81,8 79,4 114,0 149,4 163,0 132,8 135,8 141,9 126,8 102,1 112,2 105,8
d. Đặc điểm thủy văn Dòng chảy năm
Mơ đun dịng chảy năm thay đổi từ 30 - 70 l/s.km2
Mùa lũ từ tháng 6 - 10, lượng nước chiếm trên 70% lượng nước cả năm Mùa cạn từ tháng 11 - 5 năm sau, chiếm không quá 30% lượng nước cả năm
Bảng 1.11. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai
giai đoạn 1980 - 2010 (m3 /s) Trạm Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lào Cai 556 249 211 174 186 273 607 1053 1368 952 720 535 342 Tà Thàng 36,2 12,2 11,7 10,4 16,3 32,3 64,7 76,1 72,1 58,8 39,3 24,2 16,2 Khe Lếch 16,8 8 7,14 7,19 8,1 11,7 17,6 26,4 35,5 31,3 24,7 14,4 9,28
Dòng chảy mùa lũ-mùa cạn
Tháng 7 (hoặc 8) có lượng dịng chảy cao nhất trong năm, có thể chiếm 25 - 35% lượng nước năm.
Lưu lượng lũ lớn nhất:
Tại Lào Cai: 8430 m³/s, ngày 19/8/1971; tại Tà Thàng: 2440 m³/s, ngày 19/7/1971; tại Khe Lếch: 1050 m³/s, ngày 24/7/1996
Tháng 3 (hoặc 2) có lượng dịng chảy thấp nhất trong năm, chiếm khơng quá 1% lượng nước năm.
Lưu lượng thấp nhất trong mùa cạn đã xảy ra:
Tại Lào Cai: 104 m³/s; tại Tà Thàng: 5,73 m³/s; tại Khe Lếch: 4,90 m³/s Mơ đun dịng chảy nhỏ nhất thay đổi từ 10 - 13 l/s.km²
* Hệ thống sông suối
Hệ thống sông, suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy với 130 km chảy qua tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cịn có hàng nghìn dịng chảy, trong đó có 107 sơng, suối dài từ 10 km trở lên.
1.3.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mịn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Các nhóm đất đang được sử dụng thiết thực, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ, nhóm đất mùn alit trên núi, nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa.
b.Tài nguyên nước
Với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sơng Chảy tạo cho Lào Cai có nguồn tài ngun nước phong phú:
Nước mặt: Được đánh giá là phong phú và ít bị ơ nhiễm. Dịng chảy mặt
hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm…
Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3
, trữ lượng động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng dự kiến đến năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm.
c. Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật
Tính đến năm 2009, Lào Cai có diện tích rừng là 323.300 ha, chiếm 49,4 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 257.7 ha và 65.6 ha rừng trồng, công tác phát triển rừng ở Lào Cai đạt kết quả khá tốt mỗi năm tăng gần 2% tỉ lệ tán che phủ.
d. Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài ngun khống sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khống sản, trong đó có một số mỏ khống sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Quặng sắt; Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ
đồng Sinh Quyền và Tả Phời; Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản xuất phân lân.
Ngồi ra, Lào Cai cịn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng Đôlomit (mỏ Cốc San) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim đen; quặng Grafit (mỏ Nậm Thi.
Như vậy, Lào Cai có nguồn tài ngun khống sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hố chất, phân bón, vật liệu xây dựng….
e. Tài nguyên nhân văn và du lịch
Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất của vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và cả nước. Khu du lịch nghỉ mát SaPa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là tỉnh rất phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Các dân tộc Mơng, Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, huyện SaPa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Ngồi ra, Lào Cai cịn có nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng…