CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011
3.1.1. Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng lúa
Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với q trình nảy mầm là 30 - 35oC, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 - 12oC và cao nhất là 40oC khơng có lợi cho q trình nảy mầm và phát triển của mầm.
- Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25 - 30oC. Với vụ xuân ở tỉnh Lào Cai thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống, có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét.
- Thời kỳ đẻ nhánh, làm địng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 32oC. Nhiệt độ thấp dưới 16oC hay cao hơn 38oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ xuân ở Lào Cai có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.
- Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28 - 30oC.
Nhìn vào các bảng 3.2, 3.4 có nhận xét chung là hầu hết các năm năng suất lúa của tỉnh có sự ổn định. Điều này có thể giải thích do vị trí địa lý của tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi có nền nhiệt độ ở mức thấp, nên khi BĐKH diễn ra theo chiều hướng làm tăng nhiệt độ tiến gần đến nhiệt độ thích hợp của cây lúa,
(a) (b)
Hình 3.2. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Bắc Hà
(a) (b)
Hình 3.3. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm SaPa
(a) (b)
Hình 3.3(b) thể hiện sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ trung bình mùa đơng tại trạm SaPa cho thấy giai đoạn 2005 – 2010 nhiệt độ có sự dao động tương đối lớn quanh đường chuẩn, trong khoảng 9 – 13o
C, nhiệt độ thấp tương ứng năng suất lúa tại SaPa, Si Ma Cai vào vụ đông xuân cũng không tăng trong giai đoạn 2005 – 2011, cùng với diện tích gieo trồng giảm nhanh ( Si Ma Cai diện tích giảm 62,3%; SaPa giảm 83,93%) nên sản lượng lúa của hai huyện này cũng giảm mạnh, tại Si Ma Cai sản lượng 489 tấn năm 2005 đến 2011 còn 195 tấn, huyện Sa Pa đạt sản lượng lúa xuân là 504 tấn năm 2005 đến năm 2011 còn 81 tấn. Tại các trạm Bắc Hà, Phố Ràng nhiệt độ có cao hơn, diện tích trồng được duy trì, năng suất, sản lượng lúa tại các vùng này có sự tăng đều qua các năm. Có thể nói BĐKH làm nhiệt độ tăng ở Lào Cai nhưng chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây lúa, đặc biệt là lúa vụ xuân.