Biểu đồ kịch bản lượng mưa trung bình năm các trạm Bắc Hà, SaPa, Phố Ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 39 - 41)

xã hội. Các nước đang phát triển như Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi như tỉnh Lào Cai cũng chịu ảnh hưởng.

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a.Vị trí địa lý

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đổ Hà Nội 338km về phía Tây Bắc. Tọa độ địa lý từ 21o40’56” đến 22o50’30” vĩ độ Bắc; 103o30’24” đến 104o38’21” kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có tọa độ 22o50’30” vĩ độ Bắc, 104o14’35” kinh độ Đơng. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có tọa độ 22o51’ vĩ độ Bắc, 103o48’53” kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có tọa độ 22o13’03” vĩ độ Bắc, 104o38’21” kinh độ Đơng. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã Ý Tý huyện Bát Xát có tọa độ 22o36’ vĩ độ Bắc, 103o31’ kinh độ Đơng.

Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 638.389,59 ha bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước, xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc về quy mơ đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)