Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

3.3.1. Các giải pháp chung ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai lúa tỉnh Lào Cai

3.3.1.1. Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng ngắn hạn

- Áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả trên đất dốc, duy trì độ phì nhiêu của đất, chống xói mịn. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với BĐKH (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống chống chịu các điều kiện bất lợi như: hạn, chua, sâu bệnh…).

- Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp với BĐKH. Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa, phủ rơm rạ trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng…)

Một số biện pháp canh tác lúa có thể áp dụng để ứng phó với BĐKH:

* Ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến – SRI

Hệ thống canh tác lúa ( System Rice Intersitication – SRI) được Chương trình IPM Quốc gia, Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn nơng dân các tỉnh phía Bắc ứng dụng từ năm 2003. Việc ứng dụng SRI làm tăng khả năng ứng phó với BĐKH như: Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện. Canh tác theo SRI, nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm được khoảng 30% so với canh tác lúa truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới. Mặt khác, việc không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên sẽ hạn chế khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

Việc ứng dụng SRI tập trung hướng dẫn nông dân nắm chắc những nguyên tắc cơ bản của SRI, và khuyến khích cộng đồng sáng tạo, phát triển các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng bền vững trong điều kiện sản xuất cụ thể của địa phương. Những nghiên cứu đồng ruộng do nông dân thực hiện như: mật độ cấy, tuổi mạ, liều lượng phân bón, áp dụng SRI trên lúa gieo thẳng, nghiên cứu chọn giống thích ứng với BĐKH, sản xuất giống…

5 nguyên tắc của SRI

+ Mạ khỏe: Mạ non (chỉ có 2 lá -2,5 lá đối với đất thường, 4 lá đối với đất phèn/mặn), gieo thưa.

+ Cấy thưa, mỗi khóm chỉ cấy 1 cây mạ

+ Phịng trừ cỏ dại kịp thời: ít nhất là 3 lần vào 10 – 12 ngày, 25 – 27 ngày và 40 – 42 ngày sau cấy. Không dùng thuốc trừ cỏ.

+ Quản lý nước: Không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên từ khi cấy đến hết giai đoạn làm đòng, nhưng phải duy trì đủ ẩm cho đất. Nên giữ cho mặt ruộng “nẻ chân chim” làm khơ định kỳ và thơng khí đất sâu trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (sau cấy 15 ngày đến giai đoạn tượng khối sơ khởi hoặc khi 10% số dảnh chính đã có lá thắt đầu) của cây; mức nước nông 3 – 4 cm trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực (sau tượng khối sơ khởi đến chín đỏ đi)

+ Bổ sung chất hữu cơ: Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh, giảm phân hóa học.

* Áp dụng biện pháp canh tác 3 giảm 3 tăng để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập cho những người nông dân trồng lúa và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

3 giảm trong sản xuất lúa là:

+ Giảm lượng giống gieo sạ: hiện nay theo tập quán sản xuất của bà con nơng dân thì lượng gieo sạ cịn q cao sẽ làm tăng chi phí tiền giống, làm tăng mật độ cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.

+ Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật đa số đều là những độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có hại cho con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước và đất. Nếu áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng hạt giống, bón phân cân đối – hợp lý, sử dụng những loại phân chuyên dùng cho cây lúa có bổ

sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng ( TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn

+ Giảm lượng phân đạm: Thông thường người trồng lúa ưa chuộng phân đạm Ure, SA… vì phân đạm nhanh làm cho lúa bốc (sinh trưởng nhanh, lá chuyển màu xanh nhanh). Nhưng nếu bón quá lượng đạm so với nhu cầu của lúa thì khơng những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng, dễ bị sâu bệnh tấn cơng, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí chi phí cho phân bón, dư thừa phân đạm sẽ làm ơ nhiễm mơi trường. Bón phân đạm (N) cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa để ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa.

3 tăng ở đây là:

+ Tăng năng suất lúa gạo: áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa, áp dụng 3 giảm.

+ Tăng chất lượng lúa gạo: sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối, hợp lý, chú ý khâu kỹ thuật sau thu hoạch

+ Tăng hiệu quả kinh tế

* Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa: 1 phải và 5 giảm

Một phải: Phải sử dụng giống lúa xác nhận 5 giảm là:

+ Giảm lượng giống gieo sạ + Giảm lượng thuốc BVTV + Giảm lượng phân đạm (N)

+ Giảm lượng nước ( tiết kiệm nước) + Giảm thất thoát sau thu hoạch.

3.3.1.2. Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng dài hạn

- Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng thích hợp với BĐKH.

- Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh…

- Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp canh tác trên đồng ruộng. Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng đất để bảo tồn đất.

3.3.1.3. Áp dụng cơng nghệ canh tác phù hợp với hồn cảnh biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý và quy hoạch liên quan đến biến đổi khí hậu

- Quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cơ cấu cây trồng từng vùng cho phù hợp với BĐKH. Bố trí cây trồng hợp lí, nhất là ở những nơi dễ bị tổn thương do BĐKH. Trên cơ sở quy hoạch, vùng đất cao sẽ chuyển sang trồng cây chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới, vùng thường xuyên xảy ra úng ngập chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu úng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- Dự tính dự báo sản lượng mùa màng, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cho nông nghiệp, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông.

- Phát triển công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế và chính sách thích ứng với BĐKH.

3.3.1.4. Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới khả năng cung cấp nước

- Quản lý, điều phối việc sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và hiệu quả.

- Rà sốt, đánh giá cơng năng của các hệ thống thuỷ lợi, điều chỉnh khả năng tích nước, điều hịa nước trong mùa khô.

- Đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống thuỷ lợi, điều hoà nước trong mùa khô và mùa lũ để chủ động cung cấp nước cho cây trồng. Đảm bảo hiệu suất sử dụng nước, điều hồ dịng chảy mùa khơ thơng qua các hồ chứa. Thực hiện các biện pháp tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ thống tưới tiêu.

3.3.1.5. Các biện pháp khác

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp xanh, ít phát thải.

- Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mơ hình sản xuất nhằm giảm thiểu và thích ứng với sự BĐKH.

- Nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về BĐKH và thích nghi với BĐKH cho nơng dân.

- Bảo tồn và giữ gìn các giống lúa đặc hữu ( Séng Cù, Khẩu Nậm Xít) của địa phương.

- Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong mùa mưa lũ, nông nhàn.

-Tăng cường truyền thông và nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với BĐKH.

- Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của tỉnh trong phịng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt trong lĩnh vực trồng lúa trên địa bàn tỉnh trước mắt và trong tương lai.

3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH cho ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)