Tổng quan về cá nục

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất olygochitosan và sử dụng olygochitosan trong bảo quản cá nục nguyên liệu (Trang 27 - 29)

Cá Nục là món ăn thường ngày của người Việt Nam nhất là cho những ai muốn có đạm, protein bồi bổ cho sức khỏe sau một ngày làm việc chân tay nặng nhọc.

Cá Nục có 2 loại: Nục gai ( Nục Sò) và Nục Suôn (Nục Thuôn). Cá Nục gai có từ vùng biển đánh bắt Nha Trang trở ra, nhiều nhất là ở Quảng Ngãi và Bình Định. Còn cá Nục Suôn thì rộ nhiều ở bở biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Đặc điểm hình thái của cá Nục gai: Thân hình thoi, dẹp bên. Chiều dài thân bằng 4,0÷4,5 lần chiều cao thân, bằng 3,3÷3,7 chiều dài đầu. Mép sau xương nắp mang trơn, góc trên mang lõm. Mõm dài, nhọn. Miệng lớn, chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Răng nhỏ, nhọn, hàm trên và hàm dưới đều có một hàng. Toàn thân, má và nắp mang phủ vảy tròn nhỏ. Đường bên hoàn toàn vảy lăng phủ kín cả đoạn thẳng. Vây lưng dài, thấp. Vây ngực dài, mút vây đạt đến hoặc quá lỗ hậu môn. Phần lưng màu xanh xám, bụng màu trắng. Đỉnh vây lưng thứ hai có màu trắng.

Hình 1.5: Cá Nục (Round scad)

Tên tiếng Anh: round scad

Tên khoa học: Decapterus maruadsi

Nguồn nguyên liệu: Khai thác, sản lượng khai thác cao.

Phân bố: Vùng biển Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Philippin, Việt Nam. Ở Việt Nam, cá phân bố ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông, Tây Nam Bộ.

Ngư cụ khai thác: Lưới vây, mảnh, vó lưới kéo đáy. Mùa vụ khai thác: Quanh năm.

Hiện trạng khai thác: Cá nục có thịt ngon và giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Ở Việt Nam, các loài cá nục có giá trị kinh tế là cá nục sò (D. maruadasi) sống ở tầng mặt và cá nục đỏ (D. kurroides), ngoài ra còn có cá nục thuôn (D. lajang). Cá nục là nguồn thu nhập cho một số ngư dân ở vùng ven biển Việt Nam. Đặc biệt là ngư dân ba xã huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ở đây, trung bình một tàu, thuyền trên 45 mã lực mỗi đêm đánh bắt tại ngư trường Lý Sơn được 3 đến 5 tấn cá nục. Mỗi ngày tư thương thu mua khoảng 100 tấn cá nục, cá biệt có ngày thu mua đến 300 đến 400 tấn. Với giá thu mua 1 tấn cá nục có giá khoảng 15 triệu đồng, mỗi ngày đoàn tàu đánh cá nục thu về bình quân 1,3 đến 1,5 tỷ đồng.

Dạng sản phẩm: Đông lạnh tươi, chả cá, cá khô, đóng hộp, cá hấp, các sản phẩm phối chế khác, làm mắm...

Kích thước khai thác: 90 ÷200mm

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của cá Nục Gai

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thực phẩm ăn được

Thành phần chính Muối khoáng Vitamin

Năng

lượng Nước Protein Lipid Tro Calci Phospho Sắt Natri Kali A B1 B2 PP C

Kcal g mg µg mg

93 76,4 21,3 0,8 1,3 58 216 2,3 67 246 27 0,05 0,23 3,4 0

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất olygochitosan và sử dụng olygochitosan trong bảo quản cá nục nguyên liệu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)