Tổng quan về thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất olygochitosan và sử dụng olygochitosan trong bảo quản cá nục nguyên liệu (Trang 26 - 27)

Nước ta với điều kiện thiên nhiên thuận lợi: với bờ biển dài hơn 2500km, vùng biển rộng lớn, nhiều hải đảo, cửa biển phân bố nhiều nơi, hệ thống sông ngòi chằng chịt và lượng mưa lớn, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biển thủy sản phát triển. Thực tế với thế mạnh như vậy, thủy sản nói chung ở nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong suốt những năm gần đây thủy sản luôn là ngành kinh tế trọng điểm của cả nước với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh, từ kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ đô la Mỹ năm 2000 thì sang năm 2001 đã đạt gấp đôi và năm 2006, trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỉ USD. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4.27 tỉ USD.

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỉ USD, chỉ giảm 6,2% so với năm 2008.

Năm 2010 thủy sản Việt Nam phấn đấu hết mình để đưa ngành thủy sản nước ta lên tầm cao mới, vượt qua những khó khăn và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với những diễn biến thuận lợi của thị trường XK của tháng cuối năm, kim ngạch XK cả năm 2011 sẽ vượt 6 tỷ USD.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong các thị trường XK, EU là thị trường lớn nhất

của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,5% tổng giá trị, Mỹ chiếm 19,2%, Nhật Bản chiếm 15,9%, Hàn Quốc chiếm 7,7%, Trung Quốc chiếm 5,7%, ASEAN chiếm 5,1%, Ôxtrâylia chiếm 2,6% và 21,2% còn lại là các thị trường khác.

Về cơ cấu mặt hàng, tôm chiếm vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu dẫn đầu với tỷ lệ 39,8%, tiếp đó là cá tra, basa chiếm 30,3%, cá khác chiếm 12%, nhuyễn thể chiếm 9,8%, cá ngừ chiếm 6,4%, và các loài khác.

Theo ông Hòe, cho đến nay, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam đã có doanh số XK tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 tăng lên 6 tỷ USD trong năm 2011, với mức tăng trưởng doanh số khoảng 15-20%/năm.[11]

Trước những kết quả hết sức lạc quan nói trên của XK thủy sản Việt Nam, các DN thủy sản bắt đầu hướng tới con số 10 tỷ USD đến năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển XK thủy sản giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về XK thủy sản trên thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2012, kinh tế vĩ mô đã cải thiện. Bốn tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 33.4 tỉ USD, tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2011. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao hơn khu vực kinh tế trong nước cả về kim ngạch tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đã có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, tăng 4 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường xuất khẩu, mới qua 3 tháng đã có 12 thị trường đạt trên 500 triệu USD, trong đó có 4 thị trường đạt trên 1 tỉ USD là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.[12]

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất olygochitosan và sử dụng olygochitosan trong bảo quản cá nục nguyên liệu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)