Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy vạn lợi tại văn môn, yên phong, bắc ninh (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

1.3.2. Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Khung thể chế trong việc quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.

Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nƣớc, trong đó có chất thải rắn và chất thải nguy hại, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tƣơng ứng từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Cần có sự phân cơng, phân cấp cụ thể giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, cơng việc này khơng chỉ có một cơ quan nào đó làm đƣợc mà địi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật Bảo vệ môi trƣờng đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ mơi trƣờng trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng.

a) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ mơi trƣờng trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân cơng của Chính phủ; trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chƣơng trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; hƣớng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, cơng trình xử lý chất thải trƣớc khi đƣa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trƣờng [3, 10, 15].

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc thành lập các đơn vị trực thuộc, trong đó có Tổng cục Mơi trƣờng. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Tổng cục Môi trƣờng trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Theo quy định tại Quyết định này thì Tổng cục Mơi trƣờng đƣợc giao các chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Bộ trong lĩnh vực quản lý ngành về bảo vệ mơi trƣờng, trong đó có quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Tổng cục Mơi trƣờng có các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn và chất thải nguy hại là Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng, Thanh tra.

Cục Kiểm sốt ơ nhiễm đƣợc giao nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Theo dõi, đánh giá tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các vấn đề mơi trƣờng có liên quan.

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nƣớc về chất thải, cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý chất thải nguy hại, điều kiện hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại; việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử lý chất thải đƣợc khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao; là đầu mối quốc gia thực hiện Cơng ƣớc Basel về kiểm sốt việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện mơi trƣờng phân cơng Phịng Quản lý chất thải thơng thƣờng và Phịng Quản lý chất thải nguy hại các nhiệm vụ về quản lý chất thải thông thƣờng (kể cả chất thải rắn) và quản lý chất thải nguy hại.

Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng tổ chức việc thẩm định và trình Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trƣờng các dự án đầu tƣ trong đó có dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng nhƣ các dự án khác có phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; tổ chức thẩm định và đánh giá cơng nghệ, thiết bị, cơng trình xử lý chất thải đối với các dự án đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc khi đi vào hoạt động.

Ngồi ra cịn có Thanh tra Tổng cục mơi trƣờng thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó

có các chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại thuộc thẩm quyền quản lý trên toàn quốc.

b) Các Bộ khác cũng đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất thải trong nơng nghiệp.

Bộ Công Thƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có chất thải cơng nghiệp (CTNH), việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải.

Bộ Xây dựng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn.

Bộ Y tế chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế.

Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an có trách nhiệm huy động lực lƣợng ứng phó, khắc phục sự cố môi trƣờng; chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ mơi trƣờng, trong đó có quản lý chất thải, trong lực lƣợng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát môi trƣờng đƣợc thành lập để giúp Tổng Cục trƣởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng trong cả nƣớc thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch, biện pháp bảo vệ mơi trƣờng; phịng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về mơi trƣờng, trong đó có quản lý chất thải nguy hại.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phịng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải.

c) Cấp địa phƣơng:

Tại các địa phƣơng, Luật Bảo vệ môi trƣờng quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn và chất thải nguy hại, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ mơi trƣờng, trong đó có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên

địa bàn xã. Nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng của Uỷ ban nhân dân các cấp đƣợc giao cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng. Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì Sở Tài ngun và Mơi trƣờng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng là đơn vị trực thuộc Sở đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở và Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy vạn lợi tại văn môn, yên phong, bắc ninh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)