Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

2.2.1. Điều kiện tự nhiên:

2.2.1.1. Đặc điểm đia hình

Đối với hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch sinh thái, điều quan trong nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngồi của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn với hoạt động du lịch.

Địa hình của Quan Lạn khá đa dạng có rừng, có biển, có đồi núi thấp, đảo đá vơi và một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển với độ cao trung bình 40m so với mực nước biển. Chính những kiểu địa hình ấy đã tạo cho cảnh quan thiên nhiên Quan Lạn có những nét đặc trưng hấp dẫn riêng biệt.

Bảng 2. 2: Một số cảnh quan tiêu biểu ở đảo Quan Lạn

TT Cảnh quan trên đảo TT Cảnh quan dưới biển ven đảo

1 Núi đất có rừng thường xanh và thảm thực vật

6 Thảm cỏ biển, rong biển trong hệ thực vật thủy sinh(chủ yếu ở bờ Tây đảo)

2 Núi đá vơi có rừng thường xanh và thảm thực vật

3 Rừng ngập mặn (xã Quan Lạn)

8 Đồng bằng tích tụ ngầm đáy biển(Tại Quan Lạn, địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu vực đáy biển giữa các bãi Quan Hào và Minh Châu xảy ra quá trình bào mịn tích tụ, tạo nên bề mặt bằng phẳng nhất định, vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là cát bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật) 4 Bãi cát, bãi đá 9 Luồng lạch biển(lạch Đầu Gỗ)

5 Cồn cỏ, cồn cát

2.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nhìn chung những nơi có khí hậu điều hịa thường được khách du lịch ưu thích. Tuy nhiên, với mỗi loại hình du lịch lại địi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Đối với du khách nghỉ biển, địi hỏi mơi trường thời tiết nắng ấm, có số ngày mưa ít tại nơi du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao để có thể tắm biển được lâu hơn…Theo các nghiên cứu về chỉ tiêu khí hậu phục vụ du lịch cho thấy nhiệt độ thích hợp đối với con người là 18-26oC, độ ẩm 30-60%, tốc độ gió 0,1-0,2m. Đặc biệt đối với người Việt Nam, chế độ khí hậu mùa hè thích hợp nhất là 27-29oC

Đảo có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C dao động từ 15 – 280C. Là vùng hải đảo ven bờ biển Đơng Bắc nên gió mùa đơng bắc ở Quan Lạn khá lạnh, nhiệt độ trung bình thấp nhất 12,50C, nhiệt độ buổi tối thấp tuyệt đối là 60C. Bù lại đảo có mùa hè khá mát mẻ.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 2625,8mm, năm cao nhất lên đến 3640 mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm và được chia làm hai mùa:

Mùa mưa nhiều thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 1, chiếm 75 - 80 % tổn lượng mưa cả năm, cao nhất là tháng 6 và tháng 7 đạt khoản 650,7mm.

Mùa mưa ít thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm, tháng ít nhất là tháng 12 và tháng 1 khoảng 15,7 - 25,3mm.

Hàng năm có từ 3-5 cơn bão ảnh hưởng đến đảo Quan Lạn gây mưa lớn, lũ lụt ở vùng núi và ven sông, gây thiệt hại về hoa màu, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch.

2.2.1.3. Thủy, hải văn

Hệ thống sông suối: trên đảo hệ thống sông suối ngắn, dốc. Đảo Quan Lạn có địa hình hẹp nên chỉ hình thành các dòng chảy tạm thời. Mạng lưới suối kém phát triển, mật độ trung bình là 0,32km/km2. Hàng năm trên đảo nhận được tổng lượng mưa là 31,2 triệu m3 nước, sinh ra lượng dòng chảy là 10,7 triệu m3 tương ứng với hệ số dòng chảy là 0,34.

Hệ thống hồ: trên đảo Quan Lạn có 3 hồ nước nhạt được đắp chặn các khe suối để lấy nước ăn uống, sinh hoạt và trồng trọt:

Hồ Thái Hoà: nằm trên địa phận xã Quan Lạn, thuộc eo núi sườn Tây Bắc núi Thái Hồ. Hồ có chiều dài 180m đến 190m, rộng 50m đến 100m, dung tích hồ hiện tại vào khoảng 10.000m3. Độ sâu hiện tại của hồ Thái Hoà 7m đến 8m. Nước hồ trong khơng mùi, vị nhạt. Hồ Thái Hồ dùng chứa nước tưới cho cánh đồng lúa phía Tây Nam Thái Hồ. Hệ thống mương tưới đã được bê tơng hố dài gần 100m. Nguồn cung cấp cho hồ chủ yếu là nước mưa. Về mùa khô nước hồ bị cạn chỉ cịn đọng ít nước giữa hồ, sâu từ 0,4m đến 0,5m.

Hồ Minh Châu (hồ Chươn Sam): nằm tại địa bàn xã Minh Châu, dung tích hồ hiện tại vào khoảng 5.000m3 nhưng về mùa mưa nước mặt cấp nhiều dung tích hồ tăng lên gấp 3-4 lần. Nguồn cung cấp cho hồ chủ yếu là nước mưa.

Hồ nước nhỏ: có hình dạng tương đối trịn, đường kính 15m sâu 1m đến 2m.Về mùa khô nước trong hồ cạn hết hoặc còn rất ít nước. Nước hồ trong, mát, không màu, không mùi, vị nhạt.

Bảng 2. 3: Diện tích, chiều sâu, dung tích, độ khống hóa của các hồ nước trên đảo Quan Lạn

Nguồn: Hồ Đảo - ng Đình Khanh[18]

 Chế độ nước: mùa lũ trên đảo trùng với mùa mưa, nước chảy tràn các khe suối tạo nên các dòng chảy tạm thời, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12. Mùa kiệt từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời kỳ ít nước của đảo, suối cạn kiệt khơng có nước, nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước ngầm.

 Chế độ triều: vùng biển quanh đảo có chế độ nhật triều thuần nhất. Biên độ dao động trên 3m: triều lớn nhất 4,59m, triều nhỏ nhất 1,8m. Triều mạnh trong năm rơi vào các tháng 1, 6, 7, 12 và yếu vào các tháng 3, 4, 8, 9.

2.2.1.4. Đất và lớp phủ thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quan Lạn là 2414 ha.

TT Tên hồ Diện tích (m2) Chiều sâu (m) Dung tích (m3) Độ tổng khống hóa (g/l) 1 Hồ Thái Hịa 10.000 5 50.000 0,11 2 Hồ Minh Châu 5.000 4 20.000 0,098 3 Hồ nhỏ 200 1,5 300 0,126 Tổng cộng 70.300

Biểu 2. 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất trên đảo Quan Lạn

 Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình kết hợp với điều kiện khí hậu tạo cho nơi đây nhiều loại đất có những đặc điểm khác nhau:

- Đất đỏ vàng tầng mỏng trên các đỉnh đồi phiến sét phân bố hạn chế trên các gờ đỉnh ở phần trung tâm đảo.

- Đất đỏ vàng tầng mỏng và trung bình trên các sườn dốc đứng phía Đơng Bắc đảo.

- Đất đỏ vàng tầng trung bình và dày trên các sườn dốc trung bình, đất được bảo tồn tương đối tốt, ít đá lẫn.

- Đất đỏ vàng tầng dày trên các sườn dốc thoải, phân bố rất hạn chế ở các sườn thấp nằm rải rác ở phần sườn rìa đảo.

- Đất dốc tụ trên đá phiến sét phân bố hạn chế trong các thung lũng, chân sườn đồi.

- Đất cát xen lẫn đất dốc tụ phân bố rải rác thường tiếp xúc với các nón phóng vật ở cửa các thung lũng suối cạn.

- Đất cát trắng vàng phân bố trên các mặt thềm tích tụ bậc 1, thường cao 2-3m

- Bãi bãi ngập triều chu kỳ

9.72

15.03

23.52 52.16

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

- Bãi bùn cát ngập triều thường xuyên, thành phần chủ yếu là bùn cát, đôi nơi phủ trên các bãi đá.

- Đất xói mịn trơ sỏi đá, phân bố chủ yếu ở phía Nam đảo.

Đặc điểm chung:

- Đất nơng: bề dày của các lớp đất kể trên thường không lớn, từ vài chục đến trên 1m, trừ các thành tạo cát thủy tinh có bề dày tới 9.5m.

- Độ bạc màu, phì nhiêu: đất mặn sú vẹt và đất dốc tụ thường có các chỉ tiêu độ phì nhiêu lớn, tích đất cát và đất feralit.

- Xói mịn: hiện tượng xói mịn xảy ra mạnh mẽ đối với đất feralit, đặc biệt trên các sườn đồi nứt nghèo lớp thực vật.

2.2.1.5. Sinh vật trên đảo

Thảm thực vật:

Hệ thực vật có 785 lồi trong 146 họ thuộc 5 nghành thực vật bậc cao có mạch; trong số 785 lồi có 502 lồi tự nhiên, 4 lồi cây trồng mọc hoang khơng sử dựng trong trồng trọt, 18 lồi vừa có mặt trong tự nhiên và trồng trọt, 261 loài cây trồng lâu đời hay nhập nội.

Thảm thực vật tự nhiên trên đất ngập triều có rừng, trảng cây bụi trên đồi núi đất; rừng, trảng cỏ trên bãi cát; trên đất ngập triều có rừng ngập mặn, trảng cây bụi cỏ chịu ngập nước lợ hay mặn. Thảm thực vật có rừng trồng trên đồi núi và cát ven biển, các quần xã cây trồng nông nghiệp trong các thung lũng bằng phẳng. Rừng trên đồi núi là kiểu rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm, chỉ cịn có các mảng nhỏ, phân bố ở phần cao của đồi, ở tình trạng bị khai thác mạnh và thường xuyên.

Độ che phủ hiện tại của đảo là 42% Trên đảo có sự xuất hiện của hệ sinh thái rừng ngập mặn với quy mô khoảng 30 ha, thuộc địa bàn xã Quan Lạn có vai trị điều hóa khí hậu, bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mịn và hạn chế ảnh hưởng của các cơn bão lên đảo.

Động vật hoang dã:

Các giống lồi chính: nai, lợn rừng, khỉ, sóc, chuột, dơi…đang dần trở nên khan hiếm do bị săn bắn nhiều.

Sinh vật vùng biển ven đảo:

Khoảng 10 loài thực vật ngập mặn; 20 loài rong biển; 25 loài giun nhiều tơ; 140 loài thân mềm; 22 loài giáp xác; 15 loài da gai.

Có 2 hệ sinh thái tiêu biểu:

- Hệ sinh thái bãi triều: chiếm phần diện tích đáng kể ven đảo, trong

đó nguồn lợi sá sùng có sản lượng đáng kể mang giá trị kinh tế cao, ngoài ra cịn một số lồi động vật thân mềm như hầu, sò, ốc, cua, tù hài…

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: cỏ biển,…chủ yếu ở bờ tây bờ đông, và

tại một số eo vũng. Tuy có nhiều nỗ lực bảo vệ, nhưng thực trạng thảm thực vật ngập mặn mới chỉ là các cây nhỏ, cao dưới 2,5m.

2.2.1.6. Khống sản

 Khi nói đến đảo Quan Lạn là nói đến mỏ cát Vân Hải nổi tiếng về chất lượng sản xuất thủy tinh cao cấp, cũng như trữ lượng lớn (trên 5,5 triệu tấn) đã được biết đến và khai thác từ thời Pháp – Nhật. Chính điều này đã đưa địa danh Quan Lạn vào bản đồ thế giới từ những năm thời kì Pháp thuộc. Do đó, Quan Lạn đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trên thế giới, đặt biệt là các nước châu Âu.

 Cùng với nguồn cát phong phú đó do đá kết của vùng đảo bị phong hóa hóa học trong điều kiện nhiệt đới, bị phá hủy bóc mịn, rồi do mưa gió và biển di chuyển, sàng lọc và tích tụ mà tạo thành các bãi tắm tuyệt đẹp với cát trắng mịn và nước biển trong xanh như: Minh Châu, Quan Lạn và Sơn Hào…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)