Phân tích hiện trạng du lịch đảo Quan Lạn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU

3.1. Phân tích hiện trạng du lịch đảo Quan Lạn:

3.1.1. Sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác hiện nay là du lịch văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng biển. Với lợi thế về các khu vực tự nhiên còn hoang sơ, thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động DLST, tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trường biển đảo. Ngồi ra, các hình thức du lịch văn hóa cũng rất phát triển. Du khách đến Quan Lạn vào dịp tháng 6 sẽ được tham gia lễ hội truyền thống của người dân nơi đây.

Tour du lịch của Ban du lịch sinh thái cộng đồng:

- Trong khuôn khổ hợp tác dự án tăng trưởng xanh giữa tỉnh Quảng Ninh và tổ chức JICA của Nhật Bản, Quan Lạn được lựa chọn là địa bàn thì điểm thực hiện các hoạt động thúc đẩy DLST. Dự án đã thành lập ban Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) tại Quan Lạn và xây dựng được 2 tour du lịch hành trình khám phá:

- Tour lịch sử văn hóa hào hùng đảo Quan Lạn: trong thời gian một

ngày, du khách được thăm quan và nghe thuyết minh về các địa điểm đình làng, chùa Linh Quang Tự, cảng Con Quy, và trải nghiệm chèo thuyền Rồng trên sông Mang.

- Tour trải nghiệm một ngày làm ngư dân: lịch trình từ điểm xuất phát

đến nhà ngư dân, bãi triều, trải nghiệm đánh cá, đến xưởng chế biến và thưởng thức món ăn truyền thống.

Tuy nhiên Hiện nay, các tour du lịch này vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được nhiều du khách biết đến, đặc biêt là du khách nước ngoài.

Bên cạnh các tour du lịch này, dự án cũng đã xây dựng được bản đồ du lịch Quan Lạn, phục vụ nhu cầu cho việc tham quan, khám phá tự túc của du khách đến địa phương.

Hình 3. 1: Bản đồ du lịch Quan Lạn (Nguồn: Jica) Các tour du lịch khác:

Hiện nay một số công ty lữ hành tổ chức cho khách đến tham quan đảo Quan Lạn, trong đó chủ yếu là các cơng ty lữ hành có văn phịng ở Hà Nội. Ngồi ra cũng có một số cơng ty lữ hành ở Quảng Ninh như Công ty du lịch Quang Ninh, Công ty du lịch Lạc Việt…Những tour du lịch được thiết kế từ

các công ty khác nhau nhưng đều có lịch trình gần giống nhau, đơn điệu, chưa thực sự mang dấu ấn riêng và tính chuyên nghiệp.

Bảng 3.1: một số tour du lịch đang được các công ty du lịch chào bán đến Quan Lạn

Stt Tên cơng ty Lịch trình

1 Cơng ty Pystravel Hà Nội – Quan Lạn – Hà Nội (2 ngày 1 đêm)

2 Công ty

Tourdulichvietnam

Hà Nội – Quan Lạn – Minh Châu – Vân Đồn – Hà Nội (3 ngày 2 đêm)

3 Công ty Viettravel Hà Nội – vịnh Hạ Long – đảo Quan Lạn – vịnh Bái Tử Long – Vân Đồn – Hà Nội (5 ngày 4 đêm)

3.1.2. Lao động trong lĩnh vực du lịch

Đây là lĩnh vực còn nhiều hạn chế nhất đối với du lịch Quan Lạn hiện nay. Số lượng lao động trong ngành du lịch đã qua đào tạo nghiệp vụ cịn rất ít, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người địa phương chưa được quan tâm, số hướng dẫn viên có kiến thức về DLST hầu như khơng có. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng chưa có một quy chế hoạt động cho đội ngũ hướng dẫn viên tự do. Vì vậy gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như làm ảnh hưởng đến du khách.

Qua khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác quản lý về lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng thì cơng tác đào tạo về nghiệp vụ du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch tại Quan Lạn có được từ hai nguồn: lao động hoạt động về du lịch được đào tạo chuyên môn du lịch và lao động từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển sang. Nhóm được đào tạo nghiệp vụ du lịch: trình độ sơ cấp: 26% tổng số lao động ngành du lịch, trung cấp: 25%, đại học và cao đẳng: 4%;

Nhóm từ các lĩnh vực khác chuyển sang hoạt động du lịch thì sơ cấp: 16% tổng số lao động ngành du lịch, trung cấp: 17%, đại học và cao đẳng: 12%. Điều này chứng tỏ trình độ của khối kinh doanh du lịch tại Quan Lạn chưa thể phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu của ngành du lịch hiện nay.

Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ trình độ lao động trong lĩnh vực du lịch tại Quan Lạn

Quan Lạn là địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng, nhưng với trình độ về chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp (đạt trình độ đại học và cao đẳng đang tham gia hoạt động du lịch tính cả lao động được đào tạo chuyên môn du lịch và chuyên môn khác chỉ được 16%) như thế sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu địi hỏi hiện nay của ngành du lịch. Địa phương cần có kế hoạch đầu tư cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đào tạo hướng dẫn viên du lịch để nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm du lịch, đáp yêu cầu phát triển của du lịch Quan Lạn trong tương lại.

3.1.3. Thị trường và doanh thu về du lịch

Cho đến nay thị trường khách du lịch trong nước vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu du khách đến với Quan Lạn. Khách du lịch nội địa đến đây chủ yếu là khách trong tỉnh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Một số ít đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. So với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái, hàng năm

26 25 4 16 17 12 Trình độ lao động sơ cấp trung cấp đại học và cao đẳng sơ cấp trung cấp đại học và cao đẳng Nghành khác Du lịch

Quan Lạn đón một lượng du khách quốc tế khá khiêm tốn. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến đảo Quan Lạn tương đối đa dạng bao gồm cả các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, châu Mỹ… Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Vân Đồn năm 2018 tổng số lượng khách du lịch đến đảo Quan Lạn đạt 2.300 lượt trong đó khách du lịch quốc tế là 800 lượt. Công tác thu, chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, Quý I thu ngân sách nhà nước được: 317.040.000 đồng, bằng 27,4% kế hoạch huyện giao. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Quan Lạn được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3. 2: Số lượng khách du lịch đến Quan Lạn (2016-1018)

Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2016 2560 - 1960 - 700 - 2017 2848 11.2 2316 11.2 712 1.7 2018 3200 12.3 2400 3.6 800 12.3

Nguồn: phòng kinh tế huyện Vân Đồn

Thống kê (bảng 3.2) cho thấy số lượng khách du lịch tăng ổn định qua 3 năm và lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là khách nôi địa. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tăng, tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với lượng khách du lịch quốc tế đến với tỉnh Quảng Ninh.

Số ngày lưu trú của khách quốc tế ở Quan Lạn trung bình từ 1,5-2 ngày. Đối với khách du lịch nội địa thời gian lưu trú còn thấp hơn, từ 1-1,5 ngày. Thời gian lưu trú cho thấy rõ chất lượng phục vụ du lịch chưa thật tốt; thời gian lưu trú ngắn cũng có nghĩa là dịch vụ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, tuyến điểm tham quan ít, khơng có điểm mới, cho nên không kéo dài được thời gian lưu trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)