Sử dụng phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển DLST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 79)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU

3.2. Đánh giá điều kiện địa lý và mức độ thuận lợi của tài nguyên cho

3.2.1. Sử dụng phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển DLST

3.2.1.1. Lựa chọn đối tượng đánh giá

Thông thường, đối tượng đánh giá trong đánh giá tổng hợp cơ sở địa lí là các thể tổng hợp địa lí ở các cấp khác nhau. Tùy theo mục đích, quy mơ và yêu cầu đánh giá mà đối tượng đánh giá có thể là các cảnh quan địa lí, các nhóm dạng và dạng địa lí… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn xác định đối tượng đánh giá và so sánh là hai xã Quan Lạn và Minh Châu.

3.2.1.2. Xây dựng thang đánh giá

Thang đánh giá là việc cụ thể hóa các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng DLST theo chuẩn mực chung. Theo Nguyễn Cao Huần [Nguyễn Cao Huần, 2008] thang đánh giá gồm các nội dung quan trọng: (1) Chọn các tiêu chí đánh giá, (2) Xác định các cấp đánh giá và thang điểm đánh giá, (3) Xác định hệ số của các tiêu chí.

3.2.1.3. Chọn các tiêu chí đánh giá

Để phục vụ mục đích phát triển DLST tại 2 xã trên đảo Quan Lạn có các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá là: Độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng.

a. Độ hấp dẫn

Đối với DLST, độ hấp dẫn của điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hóa bản địa gắn với cảnh quan cụ thể. Hai xã đảo Quan Lạn và Minh Châu có độ hấp dẫn và những nét nổi trội khác nhau nhau: Minh Châu có nhiều cảnh quan đẹp như bãi tắm, rừng trâm,…Quan lạn nổi trội hơn về du lịch nhân văn với đình, chùa, miếu và các lễ hội văn hóa phản ánh đời sống

của người dân trên đảo. Do đó chỉ tiêu này sẽ được chia ra thành hai chỉ tiêu nhỏ:

a1. Độ hấp dẫn về du lịch tự nhiên a2. Độ hấp dẫn về du lịch nhân văn b. Sức chứa khách du lịch

Hai xã đảo ở Quan Lạn có khả năng tiếp nhận khách du lịch khác nhau. Xã Minh Châu là nơi tập trung nhiều các khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn, thu hút nguồn khách du lịch có thu nhập cao trong nước cũng như quốc tế. Trong khi đó Xã Quan Lạn lại có nhiều nhà nghỉ chủ yếu do người dân địa phương xây dựng và kinh doanh nên quy mô và chất lượng chưa cao, sẽ phù hợp với đối tượng khách du lịch bình dân như học sinh, sinh viên.

c. Thời gian khai thác Xã đảo Quan Lạn:

Du lịch Quan Lạn mang tính mùa vụ do điều kiện thời tiết – khí hậu và các lễ hội chỉ diễn ra vào những ngày nhất định trong năm, cụ thể là vào mà xuân. Ở xã Quan Lạn khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11 được xem là khoảng thời gian đẹp nhất để đến với Quan Lạn do các hoạt động DLST nhân văn chủ yếu gắn liền với lễ hội diễn ra trong thời gian này.

Xã đảo Minh Châu:

Thời gian khai thác du lịch trải dài quanh năm, do đây là nơi có một số điểm du lịch với HST đa dạng như trung tâm nghiên cứu Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, rừng trâm, bãi Rùa Đẻ nên bên cạnh việc đến du lịch biển, nghỉ dưỡng vào mùa hè, Minh Châu sẽ thu hút các đoàn tham quan nghiên cứu đến du lịch kết hợp nghiên cứu vào các thời điểm khác trong năm.

d. Độ bền vững

Độ bền vững của các điểm DLST trên địa bàn xã Quan Lạn và Minh Châu phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trước những biến động của

ngoại cảnh. Nhìn chung, các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao, vì chúng vốn là các HST tự nhiên, được quy hoạch và bảo vệ. Tuy nhiên, nếu số lượng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định có thể vượt quá sức chứa và ảnh hưởng tới độ bền vững của môi trường (bãi biển bị ô nhiễm, cây cối bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cư trú,…) thì tính bền vững của các HST trên (HST tự nhiên, HST nhân văn) cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên kém bền vững

e. Vị trí và khả năng tiếp cận

Cả hai xã đảo đảo đều có cảng để đưa khách du lịch ra tham quan từ bến tàu Vân Đồn:

- Tuyến giao thông Quan Lạn – Vân Đồn:

Tàu cao tốc Phúc Thịnh – Việt Anh và tầu cao tốc Quang Minh, sáng 8h và chiều 14h từ Vân Đồn đi Quan Lạn, sáng 7h và chiều 13h từ Quan Lạn về Vân Đồn. Ngồi ra cịn có tàu gỗ khới hành sáng 7h và 13h chiều.

- Tuyến giao thông Vân Đồn – Minh Châu:

Tàu cao tốc Chung Hướng, Tàu Minh Châu, sáng 7h30 và chiều 13h30 từ Vân Đồn đi Minh Châu, sáng 6h30 và chiều 13h từ Minh Châu về Vân Đồn.

f. Cơ sở hạ tầng

Mặc dù nhận được sự quan tâm đầu tư, song vấn đề cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch trên đảo Quan Lạn vẫn còn là vấn đề cần được giải quyết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai các hoạt động DLST. Các điều kiện tối thiểu phục vụ du khách như chỗ ăn nghỉ, điện nước, thông tin liên lạc, đặc biệt là các dịch vụ y tế, công tác đảm bảo an ninh cần được quan tâm hàng đầu. Các điểm DLST trên địa bàn xã Minh Châu đánh giá là có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tốt hơn vì ở đây có các điều kiện phục vụ du khách khá đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

3.2.1.4. Xác định các cấp đánh giá và thang điểm đánh giá

Tương ứng với các cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4, 3, 2, 1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp: rất hấp dẫn (4), hấp dẫn (3), trung bình (2), kém hấp dẫn (1).

3.2.1.5. Xác định hệ số của các tiêu chí

Đối với việc đánh giá DLST trên địa bàn 2 xã của đảo Quan Lạn, Minh Châu các tiêu chí được học viên bổ sung thêm các hệ số đánh giá để thể hiện mức độ quan trọng của các tiêu chí, chỉ tiêu như sau:

Hệ số 3 với các tiêu chí: Độ hấp dẫn, Thời gian khai thác. Đây là 2 tiêu chí quan trọng nhất đối với việc thu hút du khách của du lịch nói chung và DLST nói riêng, nên có hệ số cao nhất.

Hệ số 2 với các tiêu chí: Sức chứa, Cơ sở hạ tầng, Vị trí và khả năng tiếp cận. Do địa bàn đánh giá là xã đảo của huyện Vân Đồn, nên các tiêu chí

trên được tác giả lựa chọn hệ số phù hợp ở mức trung bình.

Hệ số 1 với các tiêu chí: Độ bền vững. Quan Lạn có các địa điểm DLST tự nhiên và nhân văn, có sự đa dạng sinh học cao và cịn ít chịu tác động bởi các yếu tố nhân tác bản địa, đa số các điểm DLST cịn ở mức hoang sơ nên có tính bền vững cao.

3.2.1.6. Kết quả đánh giá DLST trên đảo Quan Lạn

a. Đánh giá khả năng phát triển DLST tự nhiên  Đối với xã Minh Châu:

+ Độ hấp dẫn về du lịch tự nhiên được xác định là rất hấp dẫn (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) nên số điểm của tiêu chí Độ hấp dẫn là 4 x 3 = 12.

+ Sức chứa được xác định là trung bình (2 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì điểm của tiêu chí Sức chứa là 2 x 2 = 4.

+ Thời gian khai thác là dài (4 điểm), hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) nên số điểm của tiêu chí Thời gian khai thác là 4 x 3 = 12.

+ Độ bền vững được xác định là bền vững (4 điểm), hệ số quan trọng là hệ số trung bình (hệ số 1) nên số điểm của tiêu chí Độ bền vững là 4 x 1 = 4 điểm

+ Vị trí và khả năng tiếp cận được xác định là khá thuận lợi (2 điểm), hệ số khá quan trọng (hệ số 2), điểm của tiêu chí là 2 x 2 = 4 điểm.

+ Cơ sở hạ tầng được đánh giá là tốt (3 điểm), hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí Cơ sở hạ tầng là 3 x 2 = 6 điểm.

Tổng số điểm đánh giá DLST trên địa bàn xã Minh Châu theo 6 tiêu chí đánh giá được xác định là: 12 + 4 + 12 + 4 + 4 + 6 = 42 điểm

Đánh giá tương tự đối với xã Quan Lạn, ta có bảng sau:

Bảng 3.3: Đánh giả khả năng phát triển DLST tự nhiên tại hai xã Quan Lạn và Minh Châu

Độ hấp

dẫn về du

lịch tự

nhiên

Sức chứa Thời gian

khai thác Độ bền vững Vị trí và khả năng tiếp cận Cơ sở hạ tầng Kết quả Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Minh Châu 12 12 4 8 12 12 4 4 4 8 6 8 42/52 Quan Lạn 6 12 6 8 9 12 4 4 4 8 4 8 33/52

b. Đánh giá khả năng phát triển DLST nhân văn  Đối với xã Quan Lạn:

+ Độ hấp dẫn về du lịch nhân văn được xác định là rất hấp dẫn (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) nên số điểm của tiêu chí Độ hấp dẫn là 4 x 3 = 12.

+ Sức chứa được xác định là lớn (3 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì điểm của tiêu chí Sức chứa là 3 x 2 = 6.

+ Thời gian khai thác là trung bình (3 điểm), hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) nên số điểm của tiêu chí Thời gian khai thác là 3 x 3 = 9 .

+ Độ bền vững được xác định là bền vững (4 điểm), hệ số quan trọng là hệ số trung bình (hệ số 1) nên số điểm của tiêu chí Độ bền vững là 4 x 1 = 4 điểm .

+ Vị trí và khả năng tiếp cận được xác định là khá thuận lợi (2 điểm), hệ số khá quan trọng (hệ số 2), điểm của tiêu chí là 2 x 2 = 4 điểm .

+ Cơ sở hạ tầng được đánh giá là trung bình (2 điểm), hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí Cơ sở hạ tầng là 2 x 2 = 4 điểm .

Tổng số điểm đánh giá DLST trên địa bàn xã Quan Lạn theo 6 tiêu chí đánh giá được xác định là: 12 + 6 + 6 + 4 + 4 + 4 = 36 điểm.

Đánh giá tương tự với xã Minh Châu ta có bẳng sau:

Bảng 3.4: Đánh giá khả năng phát triển DLST nhân văn tại xã Quan Lạn và xã Minh Châu

Độ hấp dẫn về du lịch nhân văn

Sức chứa Thời gian

khai thác Độ bền vững Vị trí và khả năng tiếp cận sở hạ tầng Kết quả Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Điểm Tối đa Quan Lạn 12 12 6 8 9 12 4 4 4 8 4 8 39/52 Minh Châu 6 12 4 8 12 12 4 4 4 8 6 8 36/52

Về cơ bản hai địa phương Minh Châu và Quan Lạn đều có điều kiện khá thuận lợi để phát triển DLST. Tuy nhiên xã Quan Lạn có thế mạnh hơn để phát triển DLST theo hướng nhân văn, vì đây là khu vực có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Đình, Chùa Quan Lạn, Nghè thờ vị anh hùng Trân Khánh Dư,… cùng với đó là các lễ hội địa phương được tổ chức hàng năm như lễ cầu gió(15/3), lễ hội Quan Lạn (10-19/06) ; do có vị trí gần cảng và thời gian khai thác đã lâu nên các bãi biển tại xã Quan Lạn (đặc biệt là bãi tắm Quan Lạn) đã khơng cịn được vệ sinh, sạch sẽ để đảm bảo nhu cầu cho du khách đến nghỉ dưỡng, tắm biển; đây cũng là khu vực có nhiều thắng cảnh đẹp như eo gió Gót Beo, Đầu Ơng Phỗng, hang Vịi Voi nhưng khả năng tiếp cận các địa điểm này còn rất hạn chế (đường đồi đất, nhiều sỏi đá), đặc biệt là vào những lúc mưa gió; ngồi ra các tài nguyên tự nhiên khác như rừng ngập mặn, bãi sá sùng chưa thực sự được khai thác để sử dụng vào mục đích du lịch và phát triển DLST. Ngược lại, xã Minh Châu lại có lợi thế hơn về phát triển DLST theo hướng du lịch tự nhiên, đây là khu vực có các hệ sinh thái đa dạng như ở Bãi Rùa Đẻ, Trung Tâm Bảo Tồn VQG Bái Tử Long…; bãi biển Minh Châu được đánh giá cao về vẻ đẹp tự nhiên và trong sạch, lọt vào top mười bãi biển đẹp nhất Việt Nam; xã Minh Châu cịn là nơi có rừng Trâm với diện tích lớn và độ thuần chủng tới 90%, thích hợp để xây dựng cầu xuyên rừng (một loại hình DLST tự nhiên rất hiệu quả được nhiều quốc gia áp dụng hiện nay) cho du khách ngắm cảnh tham quan, cũng như phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu.

Hình 3.1: Cầu xun rừng Thenmala (Ấn Độ) Nguồn: https://www.thenmalaecotourism.com/(21/08/19)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực quan lạn, minh châu, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)