Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm

Liêm đến năm 2020

Theo báo cáo đề xuất của UBND huyện Từ Liêm, UBND huyện sẽ huy động các nguồn lực, đến năm 2020 “Xây dựng huyện Từ Liêm trở thành đô thị giàu đẹp, văn minh”. Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững trên cơ sở tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng văn minh và hiện đại; cải thiện môi trường sinh thái và mơi trường xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân. Phấn đấu xâu dựng Từ Liêm trở thành một vùng đô thị mới, hiện đại, là một trong những trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thể thao và giao lưu quốc tế của Thủ đô và cả nước. [26]

3.2.1. Cơ sở tổ chức không gian kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm

Theo nội dung quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, huyện Từ Liêm thuộc đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội và là một trong những địa bàn được lựa chọn để tiếp tục mở rộng đô thị. Từ Liêm cũng là địa bàn được đầu tư phát triển đô thị ngay từ giai đoạn đầu (2011 - 2015), của thành phố.

Đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, Từ Liêm sẽ trở thành trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ mới, hiện đại của quốc gia và thành phố Hà Nội.

Việc bố trí sắp xếp khơng gian của Từ Liêm phụ thuộc lớn vào sự gia tăng dân số, sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại do Huyện quản lý. Chính sự gia tăng phát triển này sẽ là những yếu tố đòi hỏi phải hình thành và phát triển các khu đơ thị mới cũng như các khu sản xuất nhỏ của các làng nghề…

3.2.2. Phân vùng không gian đô thị

Từ Liêm đến năm 2020 sẽ phát triển theo các trục không gian đô thị sau: Trục Đông tây: Bao gồm Trục Hồ Tây - Ba Vì, trục Tây Thăng Long đi vành đai 4, trục đường quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long. Các tuyến đường: Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, không chỉ là các trục nối trong đơ thị mà cịn là trục nối kết vùng, với các thành phố thủ phủ của các tỉnh lân cận và Vùng Tây - Tây Bắc.

- Trục Hồ Tây Ba Vì là trục kết nối phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, trục khơng gian cảnh quan mới phía Tây Thành phố, để liên kết các khơng gian cảnh quan lớn từ Ba Đình - Hồ Tây - Tây Hồ Tây - Trung tâm văn hố du lịch Ba Vì. Tuyến trục này có ý nghĩa quan trọng về giao thơng và kết nối các vùng văn hóa và lịch sử Thăng Long – Xứ Đồi. Trên trục có thể tạo dựng trục khơng gian cảnh quan đặc trưng, các cơng trình kiến trúc hiện đại, khơng gian quảng trường đi bộ, cơng trình văn hóa trung tâm - nơi tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian.

- Các trục khác:

Trục Quốc lộ 32 là trục thương mại tài chính và văn phịng. Tập trung phát triển mật độ cao tại khu vực giữa đường vành đai 3- 4 thuộc của khu vực Từ Liêm.

Đại lộ Thăng Long - trục kết nối Hà Nội với đơ thị Hịa Lạc và đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21B. Đại lộ Thăng Long được xây dựng theo mơ hình kiến trúc hiện đại gắn với cảnh quan kết hợp các cơng trình Quốc gia như Trung tâm hội nghị Quốc gia, trung tâm triển lãm Quốc gia, Khu tập trung trụ sở các Bộ Ngành Trung ương.

Đường Nam cầu Thăng Long - Sân Bay quốc tế Nội Bài: đây là tuyến đường nối trực tiếp trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; đường vịng có hướng Bắc, Đơng, Nam, Tây Bắc. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua Từ Liêm 10,5 km (đoạn đường Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng). Đoạn này đóng vai trị là đường vành đai 3 mặt cắt rộng 23,5 m gồm 2 lòng đường rộng 8 m, 2 lịng đường xe thơ sơ rộng 3,5 m. Trên tuyến đường vành đai III có đường

cao tốc trên cao đóng vai trị là đường cao tốc đơ thị với 4 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp.

Để tạo điều kiện tạo ra những vùng động lực phát triển của toàn huyện, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội mới của Hà Nội, phát triển kinh tế huyện theo hướng thương mại- dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, huyện sẽ được hình thành 2 phân vùng kinh tế lấy trục đường 32 làm căn cứ để phân bố khơng gian lãnh thổ:

Vùng I nằm ở phía Bắc của đường 32 gồm các xã Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn và một phần của thị trấn Cầu Diễn.

Vùng II nằm ở phía Nam đường 32 gồm các xã Xuân Phương, Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và 1 phần của thị trấn Cầu Diễn.

3.2.3. Về sự thay đổi trong địa giới

Hiện tại Từ Liêm có 15 xã và 1 Thị trấn, từ nay đến năm 2020 dân số Từ Liêm dự kiến sẽ vào khoảng trên 80 vạn người. Do đó việc chia tách địa giới hành chính các xã là hết sức cần thiết và cần phải có tầm nhìn dài hạn. Trong tương lai dự kiến huyện sẽ có 40 đơn vị ở, do đó có mỗi xã hiện có dự kiến tách thành 2 hoặc 3 đơn vị.

Cụ thể như sau:

- Giai đoạn I: Đến năm 2015 dự kiến chia tách thành 23 đơn vị, bao gồm: Xã Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương, Trung Văn, Thượng Cát, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thị trấn Cầu Diễn giữ nguyên một đơn vị hành chính;

Xã Mễ Trì, Phú Diễn, Cổ Nhuế, Đơng Ngạc, Xuân Đỉnh, Xuân Phương, và xã Mỹ Đình tách làm làm 2 đơn vị hành chính (xã/phường).

- Giai đoạn II: Đến năm 2020 dự kiến chia tách thành 40 đơn vị, bao gồm: Xã Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương, Trung Văn, Thượng Cát, tách thành 2 đơn vị hành chính (xã/phường)

Xã Mễ Trì, Phú Diễn, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Xuân Phương, Tây Tựu và xã Mỹ Đình tách làm làm 3 đơn vị hành chính (xã/phường).

3.2.4. Quan điểm sử dụng đất

- Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất đai. - Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất. - Bảo vệ và duy trì một quỹ đất nơng nghiệp cần thiết

- Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển

- Quy hoạch sử dụng đất phục vụ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Quy hoạch sử dụng đất phục vụ quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất và tái bố trí dân cư

- Làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài, phát triển bền vững

- Đảm bảo quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)