Xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5 xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ

Từ Liêm theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện Từ Liêm đến năm 2020, UBND các cấp cần có sự quan tâm đúng đắn để tiếp tục phát triển, nhân rộng các mơ hình đã có trên địa bàn huyện. Đồng thời phát triển thêm các mơ hình mới phù hợp. Đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của diện tích đất nơng nghiệp càng ngày càng cao, thu hút người dân tiếp tục gắn bó với ngành sản xuất nơng nghiệp.

Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Thực hiện chuyển dịch số diện tích lúa có năng suất thấp sang trồng rau, hoa, cây cảnh.

Có biện pháp đưa mơ hình “liên kết 04 nhà”, một mơ hình rất thành cơng tại nhiều địa phương trên cả nước, vào thực hiện tại huyện Từ Liêm.

Mở rộng các mơ hình nhà vườn sinh thái, phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp và kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.

Áp dụng biện pháp “Dồn điền, đổi thửa”, thực hiện được biện pháp này một cách triệt để vừa tận dụng được diện tích đất nơng nghiệp, vừa tạo được

những vùng chuyên canh, tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tăng sự trao đổi, học hỏi giữa người dân. Đồng thời tận dụng các giống cây đã có thương hiệu sẵn trên thị trường như bưởi Diễn, hoa Tây Tựu, Quất cảnh Đông Ngạc ...

Cùng với việc dồn điền đổi thửa, cần tăng cường phát triển ngành chăn nuôi, là ngành nông nghiệp trọng điểm ưu tiên của các nước phát triển, vốn còn non nớt của huyện Từ Liêm.

Đề xuất một số khu định hướng cây trồng chuyên canh trên cơ sở bản đồ quy hoạch 2020 và thực trạng của địa phương. Các giống cây trồng sẽ được đề xuất dựa vào mặt bằng chung của người dân về vốn, trình độ sản xuất cũng như các kinh nghiệm sẵn có của các hộ tại địa phương.

Đến năm 2020, đề xuất diện tích đất nơng nghiệp của huyện cịn khoảng 469 ha, trong đó tập trung thành 3 vùng sản xuất chuyên canh sau:

- Vùng sản xuất hoa, cây cảnh, rau an toàn: khoảng 120 ha tại các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc.

- Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: khoảng 80 ha tại các xã Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Tây Tựu.

- Vùng trồng cây cảnh, hoa cảnh: khoảng 60 ha tại các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế.

Việc đề xuất trên được đảm bảo phù hợp với tầm nhìn 2030, huyện Từ Liêm sẽ chỉ cịn khoảng 250 ha đất nơng nghiệp sẽ được tập trung tại 3 khu trên, cịn các diện tích đất nơng nghiệp nhỏ lẻ sẽ được dồn điền đổi thửa và chuyển mục đích sử dụng phục vụ nhu cầu Đơ thị hóa của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)