Mơ hình trồng hoa tại xã Tây Tựu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4 Một số mơ hình sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện

3.4.1 Mơ hình trồng hoa tại xã Tây Tựu:

Mơ hình trồng hoa trong nhà lưới chủ yếu được đầu tư bởi người dân, phục vụ đòi hỏi khắt khe về nền nhiệt, ẩm, ánh sáng của các loại hoa, cây cảnh như hoa hồng, hoa ly, phong lan, phi yến…

Trong điều kiện canh tác tại Việt Nam hiện nay, có hai loại lưới được sử dụng là lưới dùng để che mát và lưới dùng để bảo vệ. Loại lưới dùng để che mát tùy theo yêu cầu của cây trồng sẽ có tỷ lệ che mát khác nhau, từ 10 đến 65% so với ánh sáng chiếu vào, với 2 màu chủ yếu là màu trắng và màu đen. Loại lưới dùng để bảo vệ gồm 4 loại gồm lưới che chắn côn trùng, lưới che chắn mưa đá, lưới che chắn chim và lưới che chắn gió.

Hiện nay, tại xã Tây Tựu, nông dân thường áp dụng 2 kiểu nhà lưới, đó là nhà lưới kín và nhà lưới hở.

- Nhà lưới kín: Nhà lưới kín là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới để che chắn, ngăn ngừa côn trùng xâm nhập, cũng như bảo đảm nền nhiệt ẩm. Nhà lưới kín được thiết kế mái bằng hoặc mái nghiêng 2 bên, khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hay bắt ốc vít, độ cao từ 2 đến 3,9 m, diện tích từ 500 đến 1000 m2, tùy theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác, vật liệu lưới che là loại lưới nilon màu trắng hoặc xanh lá cây, sản xuất bằng vật liệu trong nước, với kỹ thuật dệt lưới đơn giản. Lưới hồn tồn khơng được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng gió nên độ bền khơng cao, chỉ sử dụng trong vòng từ 6 tới 8 tháng.

Về nguyên tắc, côn trùng gây hại không thể bay được vào trong nhà lưới này. Cây trồng được cách ly hoàn toàn với bên ngoài, cây trồng trong nhà lưới loại này nếu làm tốt thì đảm bảo khơng phải phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nhà lưới loại này đã bộc lộ một số nhược điểm sau khi người dân canh tác liên tục nhiều vụ.

Thứ nhất do khung nhà lưới thấp, nên khơng đảm bảo độ thống khí, thứ hai do làm nhà vườn bằng lưới kín, cho nên là đặc biệt vào thời điểm giữa trưa, khi hơi nóng bốc lên sẽ khơng có chỗ thốt, nhiệt độ thường cao hơn bên ngồi ít nhất là từ 2 đến 30C, làm cây bị héo. Từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến sinh trưởng.

Thứ hai, do rau canh tác liên tục hết lứa rau này đến lứa rau khác nên cây rau bắt đầu phát sinh một số bệnh, bắt nguồn từ sinh thái và một số cơn trùng có sẵn trong đất, nếu làm cơng tác vệ sinh ruộng khơng tốt thì có thể phát sinh và làm tăng mức độ sâu bệnh. Nếu không làm tốt công tác khử trùng sau mỗi vụ rau, không biết luân canh tốt và xử lý đất sau từng vụ sẽ làm cây trồng vẫn bị nhiễm bệnh.

Hình 3.1. Mơ hình nhà lưới kín

- Nhà lưới hở: Nhà lưới hở là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió, giúp cho việc canh tác đạt hiệu quả, trong cả mùa mưa. Nó khơng có tác dụng ngăn ngừa cơn trùng. Nhà lưới hở được thiết kế rất đơn giản, kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng 2 bên, khung nhà được đan bằng tre hoặc gỗ, quy mơ diện tích từ 500 tới 1000m2, và có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động, độ cao từ 2 đến 2,5m. Lưới che cũng chỉ dùng loại lưới màu trắng hoặc đen, sản xuất bằng vật liệu trong nước, với kỹ thuật dệt lưới đơn giản.

Mục đích của nhà lưới hở là để che mưa là chủ yếu. Khi hạt mưa rơi xuống sẽ tránh được hiện tượng mưa rơi thẳng vào các cây trồng, cây rau và đặc biệt là rau ăn lá. Việc này làm giảm bớt hư hại trên lá rau, giúp cho cây rau được lành lặn và ít bị bệnh, tổn thương và gây vấn đề bệnh trên rau. Thứ hai, người dân thường tập trung rau ăn lá thành một vùng, giúp tiết kiệm được chi phí làm nhà lưới, chỉ dùng các cột chống bằng tầm vong, thậm chí là cây chống thơng thường bằng gỗ, và lưới được căng bằng các dây kẽm, thép nên chi phí giá thành

thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn đến 50%. Nhược điểm chính của nhà lưới này là nó chỉ che mưa gió, ngồi ra hồn tồn khơng có tác dụng ngăn cơn trùng. Chính vì vậy, nếu canh tác theo mơ hình nhà lưới này thì vẫn phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật rau an tồn, có nghĩa là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy trình rau an toàn, phun đúng thời hạn, thời điểm, sử dụng các loại thuốc ít độc, áp dụng các biện pháp về canh tác, bón phân,…

Hình3.2. Mơ hình nhà lưới hở

- Hầu hết các mơ hình này, nếu người dân biết cách sử dụng vật liệu làm khung nhà lưới hợp lý, thì giá thành cũng khơng cao. Tuy nhiên vấn đề chính là lưới đa số người dân sử dụng là do sản xuất trong nước cho nên độ bền không cao. Thường sau khi canh tác khoảng 6 tháng đến 1 năm lưới bắt đầu có hiện tượng rách, trong khí đó các nhà lưới của nước ngồi, ví dụ như từ Thái Lan thì thời gian sử dụng lưới này có thể lên tới 5 năm, 7 năm. Ngồi chất lượng của lưới thì cịn do khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Tựu, nếu làm nhà lưới cao quá thì cánh đồng thường trống, gió rất mạnh, nếu khơng có kỹ thuật tốt

thì lưới rất dễ bị rách. Thứ hai, nhiệt độ vào buổi trưa cao làm cho phần lưới tiếp xúc với khung sắt nhanh bị hỏng, làm cho lưới dễ bị rách.

Hiện nay, thu nhập bình qn trên 1ha đất nơng nghiệp của người dân xã Tây Tựu đạt mức cao nhất toàn huyện, xấp xỉ 200tr/1ha.

Cùng với đó, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản hoa tại xã Tây Tựu với diện tích khoảng 10ha. Qua đó vừa tạo tiền đề áp dụng các cơng nghệ mới, vừa tạo cơ sở cho việc thu mua các sản phẩm của người dân, tạo nên một vùng chuyên cung cấp hoa, cây cảnh cho nội thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)