Phân tích quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp huyện Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 60)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3 Phân tích quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp huyện Từ

huyện Từ Liêm đến 2020

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiêm nhiên, thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của Thành phố, hiện trạng và xu hướng biến động sử dụng đất; căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của thành phố nói chung và huyện nói riêng đến năm 2020; dựa trên các cơ sở dự báo, tính tốn về nhu cầu, định hướng sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tiềm năng đất đai có thể đáp ứng, trên các địa bàn cụ thể… Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về đất đai (đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế (với biện pháp ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có ưu thế); là cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng đất; phục vụ cho công

tác thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Với các cơ sở nêu trên, phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện được xây dựng như sau:

Trong thời gian tới tốc độ đơ thị hóa của huyện dự đoán vẫn diễn ra rất nhanh. Quỹ đất nông nghiệp sẽ được khai thác sử dụng cho các mục đích phi nơng nghiệp rất lớn. Đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp của huyện cịn khoảng 469 ha, trong đó tập trung thành 3 vùng sản xuất chuyên canh:

- Vùng sản xuất hoa, cây cảnh, rau an toàn: khoảng 200 ha tại các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc.

- Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: khoảng 200 ha tại các xã Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Tây Tựu.

- Vùng trồng cây cảnh, hoa cảnh: khoảng 100 ha tại các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế.

Như vậy, huyện Từ Liêm vẫn cịn diện tích đất nơng nghiệp khá lớn, ngành nơng nghiệp vẫn có vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, việc sử dụng bền vững và hiệu quả diện tích đất trên là cần thiết.

3.4 Một số mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện Từ Liêm

3.4.1 Mơ hình trồng hoa tại xã Tây Tựu:

Mơ hình trồng hoa trong nhà lưới chủ yếu được đầu tư bởi người dân, phục vụ đòi hỏi khắt khe về nền nhiệt, ẩm, ánh sáng của các loại hoa, cây cảnh như hoa hồng, hoa ly, phong lan, phi yến…

Trong điều kiện canh tác tại Việt Nam hiện nay, có hai loại lưới được sử dụng là lưới dùng để che mát và lưới dùng để bảo vệ. Loại lưới dùng để che mát tùy theo yêu cầu của cây trồng sẽ có tỷ lệ che mát khác nhau, từ 10 đến 65% so với ánh sáng chiếu vào, với 2 màu chủ yếu là màu trắng và màu đen. Loại lưới dùng để bảo vệ gồm 4 loại gồm lưới che chắn côn trùng, lưới che chắn mưa đá, lưới che chắn chim và lưới che chắn gió.

Hiện nay, tại xã Tây Tựu, nơng dân thường áp dụng 2 kiểu nhà lưới, đó là nhà lưới kín và nhà lưới hở.

- Nhà lưới kín: Nhà lưới kín là loại nhà lưới được phủ hồn tồn bằng lưới để che chắn, ngăn ngừa cơn trùng xâm nhập, cũng như bảo đảm nền nhiệt ẩm. Nhà lưới kín được thiết kế mái bằng hoặc mái nghiêng 2 bên, khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hay bắt ốc vít, độ cao từ 2 đến 3,9 m, diện tích từ 500 đến 1000 m2, tùy theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác, vật liệu lưới che là loại lưới nilon màu trắng hoặc xanh lá cây, sản xuất bằng vật liệu trong nước, với kỹ thuật dệt lưới đơn giản. Lưới hồn tồn khơng được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng gió nên độ bền khơng cao, chỉ sử dụng trong vòng từ 6 tới 8 tháng.

Về nguyên tắc, côn trùng gây hại không thể bay được vào trong nhà lưới này. Cây trồng được cách ly hoàn toàn với bên ngoài, cây trồng trong nhà lưới loại này nếu làm tốt thì đảm bảo khơng phải phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nhà lưới loại này đã bộc lộ một số nhược điểm sau khi người dân canh tác liên tục nhiều vụ.

Thứ nhất do khung nhà lưới thấp, nên khơng đảm bảo độ thống khí, thứ hai do làm nhà vườn bằng lưới kín, cho nên là đặc biệt vào thời điểm giữa trưa, khi hơi nóng bốc lên sẽ khơng có chỗ thốt, nhiệt độ thường cao hơn bên ngồi ít nhất là từ 2 đến 30C, làm cây bị héo. Từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến sinh trưởng.

Thứ hai, do rau canh tác liên tục hết lứa rau này đến lứa rau khác nên cây rau bắt đầu phát sinh một số bệnh, bắt nguồn từ sinh thái và một số cơn trùng có sẵn trong đất, nếu làm cơng tác vệ sinh ruộng khơng tốt thì có thể phát sinh và làm tăng mức độ sâu bệnh. Nếu không làm tốt công tác khử trùng sau mỗi vụ rau, không biết luân canh tốt và xử lý đất sau từng vụ sẽ làm cây trồng vẫn bị nhiễm bệnh.

Hình 3.1. Mơ hình nhà lưới kín

- Nhà lưới hở: Nhà lưới hở là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió, giúp cho việc canh tác đạt hiệu quả, trong cả mùa mưa. Nó khơng có tác dụng ngăn ngừa cơn trùng. Nhà lưới hở được thiết kế rất đơn giản, kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng 2 bên, khung nhà được đan bằng tre hoặc gỗ, quy mơ diện tích từ 500 tới 1000m2, và có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động, độ cao từ 2 đến 2,5m. Lưới che cũng chỉ dùng loại lưới màu trắng hoặc đen, sản xuất bằng vật liệu trong nước, với kỹ thuật dệt lưới đơn giản.

Mục đích của nhà lưới hở là để che mưa là chủ yếu. Khi hạt mưa rơi xuống sẽ tránh được hiện tượng mưa rơi thẳng vào các cây trồng, cây rau và đặc biệt là rau ăn lá. Việc này làm giảm bớt hư hại trên lá rau, giúp cho cây rau được lành lặn và ít bị bệnh, tổn thương và gây vấn đề bệnh trên rau. Thứ hai, người dân thường tập trung rau ăn lá thành một vùng, giúp tiết kiệm được chi phí làm nhà lưới, chỉ dùng các cột chống bằng tầm vong, thậm chí là cây chống thơng thường bằng gỗ, và lưới được căng bằng các dây kẽm, thép nên chi phí giá thành

thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn đến 50%. Nhược điểm chính của nhà lưới này là nó chỉ che mưa gió, ngồi ra hồn tồn khơng có tác dụng ngăn cơn trùng. Chính vì vậy, nếu canh tác theo mơ hình nhà lưới này thì vẫn phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật rau an tồn, có nghĩa là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy trình rau an tồn, phun đúng thời hạn, thời điểm, sử dụng các loại thuốc ít độc, áp dụng các biện pháp về canh tác, bón phân,…

Hình3.2. Mơ hình nhà lưới hở

- Hầu hết các mơ hình này, nếu người dân biết cách sử dụng vật liệu làm khung nhà lưới hợp lý, thì giá thành cũng khơng cao. Tuy nhiên vấn đề chính là lưới đa số người dân sử dụng là do sản xuất trong nước cho nên độ bền không cao. Thường sau khi canh tác khoảng 6 tháng đến 1 năm lưới bắt đầu có hiện tượng rách, trong khí đó các nhà lưới của nước ngồi, ví dụ như từ Thái Lan thì thời gian sử dụng lưới này có thể lên tới 5 năm, 7 năm. Ngoài chất lượng của lưới thì cịn do khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Tựu, nếu làm nhà lưới cao q thì cánh đồng thường trống, gió rất mạnh, nếu khơng có kỹ thuật tốt

thì lưới rất dễ bị rách. Thứ hai, nhiệt độ vào buổi trưa cao làm cho phần lưới tiếp xúc với khung sắt nhanh bị hỏng, làm cho lưới dễ bị rách.

Hiện nay, thu nhập bình qn trên 1ha đất nơng nghiệp của người dân xã Tây Tựu đạt mức cao nhất toàn huyện, xấp xỉ 200tr/1ha.

Cùng với đó, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản hoa tại xã Tây Tựu với diện tích khoảng 10ha. Qua đó vừa tạo tiền đề áp dụng các cơng nghệ mới, vừa tạo cơ sở cho việc thu mua các sản phẩm của người dân, tạo nên một vùng chuyên cung cấp hoa, cây cảnh cho nội thành.

3.4.2 Mơ hình chun trồng bưởi tại xã Phú Diễn, Minh Khai:

Bưởi Diễn là đặc sản nổi tiếng từ xưa của đất Diễn (Phú Diễn – Minh Khai). Loại bưởi này hằng năm không cho nhiều quả nhưng rất ngon nên được dành để tiến vua. Giá của một quả bưởi Diễn chính gốc khơng dưới 50 nghìn đồng một quả. Tuy cho thu nhập cao, nhưng người dân Phú Diễn vẫn phá dần những vườn bưởi để chuyển sang kinh doanh do thu nhập cao hơn, lại ít tốn cơng sức. Bười Diễn tại Từ Liêm hiện nay chỉ còn được trồng chủ yếu tại xã Minh Khai.

3.4.3 Mơ hình chun trồng cây cảnh tại xã Đơng Ngạc:

Mơ hình này đã được tồn tại lâu đời tại xã Đông Ngạc với đặc sản quất cảnh với chất lượng cao, cây xanh tươi, quả to và khỏe, có thể trưng tết qua 2, 3 tháng mà không bị héo, rụng. Các loại cây thế, bonsai nhiều kiểu dáng đẹp, có những chậu bán được hàng trăm triệu đồng. Người dân ở xã Đông Ngạc đã nhiều năm sản xuất, kinh doanh nên rất có kinh nghiệp về canh tác cũng như bn bán sản phẩm. Mỗi đợt tết, có gia đình thu về hàng tỷ đồng tiền bán quất cảnh.

Hình 3.5. Cây Bonsai được định giá trên 200 triệu đồng

3.5 Đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 Từ Liêm theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện Từ Liêm đến năm 2020, UBND các cấp cần có sự quan tâm đúng đắn để tiếp tục phát triển, nhân rộng các mơ hình đã có trên địa bàn huyện. Đồng thời phát triển thêm các mơ hình mới phù hợp. Đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của diện tích đất nơng nghiệp càng ngày càng cao, thu hút người dân tiếp tục gắn bó với ngành sản xuất nơng nghiệp.

Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Thực hiện chuyển dịch số diện tích lúa có năng suất thấp sang trồng rau, hoa, cây cảnh.

Có biện pháp đưa mơ hình “liên kết 04 nhà”, một mơ hình rất thành cơng tại nhiều địa phương trên cả nước, vào thực hiện tại huyện Từ Liêm.

Mở rộng các mơ hình nhà vườn sinh thái, phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp và kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.

Áp dụng biện pháp “Dồn điền, đổi thửa”, thực hiện được biện pháp này một cách triệt để vừa tận dụng được diện tích đất nơng nghiệp, vừa tạo được

những vùng chuyên canh, tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tăng sự trao đổi, học hỏi giữa người dân. Đồng thời tận dụng các giống cây đã có thương hiệu sẵn trên thị trường như bưởi Diễn, hoa Tây Tựu, Quất cảnh Đông Ngạc ...

Cùng với việc dồn điền đổi thửa, cần tăng cường phát triển ngành chăn nuôi, là ngành nông nghiệp trọng điểm ưu tiên của các nước phát triển, vốn còn non nớt của huyện Từ Liêm.

Đề xuất một số khu định hướng cây trồng chuyên canh trên cơ sở bản đồ quy hoạch 2020 và thực trạng của địa phương. Các giống cây trồng sẽ được đề xuất dựa vào mặt bằng chung của người dân về vốn, trình độ sản xuất cũng như các kinh nghiệm sẵn có của các hộ tại địa phương.

Đến năm 2020, đề xuất diện tích đất nơng nghiệp của huyện cịn khoảng 469 ha, trong đó tập trung thành 3 vùng sản xuất chuyên canh sau:

- Vùng sản xuất hoa, cây cảnh, rau an toàn: khoảng 120 ha tại các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc.

- Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: khoảng 80 ha tại các xã Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Tây Tựu.

- Vùng trồng cây cảnh, hoa cảnh: khoảng 60 ha tại các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế.

Việc đề xuất trên được đảm bảo phù hợp với tầm nhìn 2030, huyện Từ Liêm sẽ chỉ cịn khoảng 250 ha đất nơng nghiệp sẽ được tập trung tại 3 khu trên, cịn các diện tích đất nơng nghiệp nhỏ lẻ sẽ được dồn điền đổi thửa và chuyển mục đích sử dụng phục vụ nhu cầu Đơ thị hóa của huyện.

3.6 Đề xuất các giải pháp khả thi

3.6.1 Các giải pháp chung:

- Xây dựng các quỹ cho vay ưu đãi sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn của huyện, của thành phố hoặc nguồn trái phiếu chính phủ. Lãi suất cho vay có thể bằng hoặc thấp hơn một chút so với lãi suất ngân hàng, tuy nhiên có ưu điểm là dễ tiếp cận hơn.

- Đầu tư xây dựng hoặc tạo điều kiện đầu tư xây dựng các Chợ đầu mối tại những vị trí thuận tiện cho giao thơng, đảm bảo vừa dễ thu gom nông sản, vừa tiện vận chuyển số lượng lớn.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn khoa học, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các mơ hình nơng nghiệp đơ thị hiện đại, học tập từ các mơ hình thành cơng khác.

- Tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho người dân được chuyển nhượng đất nơng nghiệp, chuyển vị trí đất nơng nghiệp để thúc đẩy việc thực hiện “dồn điền, đổi thửa” trên toàn huyện.

3.6.2. Một số giải pháp cụ thể:

Tại xã Tây Tựu, có thể phát triển mơ hình trang trại ni gia súc, gia cầm, đồng thời sử dụng chất thải của các trang trại này làm nguồn phân bón cho các cánh đồng hoa, vốn rất cần phân bón.

Đối với mơ hình nhà lưới, cần chú ý một số điểm sau:

- Trước khi trồng phải vệ sinh đồng ruộng, khử trùng đất, tiêu diệt hết những cơn trùng có sẵn trong khơng gian của nhà lưới.

- Trên diện tích nhỏ, nên tăng vụ, tận dụng khấu hao của nhà lưới, trồng liên tục các vụ rau khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải chú ý luân canh, nghĩa là trồng nhiều loại rau, mặc dù cùng nhóm cây ăn lá để đất có điều kiện nghỉ ngơi.

- Đối với mơ hình nhà lưới hở, có thể phát triển trên diện rộng, do chi phí đầu tư nhà lưới thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh, giúp cho người canh tác tăng vụ. Đối với loại mơ hình này, cần hướng dẫn cho người trồng rau về sử dụng loại lưới che nào cho phù hợp vừa che được mưa, giảm được cường độ ánh nắng nếu cần, vừa tăng được năng suất cây trồng.

- Đối với mơ hình nhà lưới kín, cần tiếp tục phát triển nhưng phải đầu tư một cách đồng bộ, từ việc thiết kế độ cao khung, màu sắc lưới đến hệ thống tưới, hệ thống thơng gió và áp dụng cơng nghệ tiên tiến, để cây trồng đạt năng suất cao. Mơ hình này chỉ áp dụng cho chuyên canh, có khả năng vốn đầu tư ban đầu và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng nhà lưới.

Ngồi ra có thể áp dụng một số cải tiến cho nhà lưới như đối với mơ hình nhà lưới kín, trên mái sử dụng lưới thưa để đảm bảo thoát nhiệt mà hạt mưa không rơi trực tiếp vào rau. Nhưng xung quanh nhà lưới sử dụng loại lưới dày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 60)