CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3. CÁC THÀNH TẠO MAGMA
1.3.1. Các thành tạo magma trước Mesozoi
Các thành tạo Cambri- Ordovic: trong đới An Châu, các thành tạo này khơng thấy xuất lộ. Có thể chìm sâu dưới các thành tạo trẻ hơn.
Các thành tạo Devon: Các thành tạo không thấy xuất lộ.
Các thành tạo Cacbon- Pecmi: trong đới An Châu, các thành tạo trên không đặc trưng chưa thấy chúng xuất lộ.
1.3.2. Các thành tạo magma Mesozoi- Kainozoi
Phức hệ granit granophyre Núi Điệng (γT1 nđ ): đại diện là các khối Bình Liêu,
Ba Chẽ cũng như Núi Điệng, Trúc Khê, Núi Pháo, chúng là các thành tạo xâm nhập liên quan chặt chẽ với phun trào và có những nét đặc trưng riêng biệt.
Thuộc phạm vi phía Đơng đới An Châu có các khối xâm nhập ở Bình Liêu được Trần Thanh Tuyền và nnk- 1995 xếp vào trường phân bố các đá granit kiểu S, một phần khơng nhiều rơi vào kiểu I. Cịn phía Tây đại diện là các khối Trúc Khê, Núi Điệng, Núi Pháo với đặc trưng thạch học là các đá granit biotit, đá sẫm màu, với nhiều
pha xuyên cắt nhau, các đá khác nhau theo kiến trúc, qua kết quả phân tích hóa silicat thấy các đá nhìn chung có hàm lượng K2O thể hiện tính trội hơn hàm lượng Na2O. Theo số liệu phân tích tuổi phóng xạ các đá granit ở Núi Pháo của Nguyễn Xuân Tùng và nnk- 1992 cho giá trị 206 triệu năm tương ứng với cuối Reti.
Phức hệ Pia Oắc (γK2 po): đại diện là các khối xâm nhập phát triển ở rìa tây
của đới như các khối Thiện Kế, Đá Liền. Các khối có cấu tạo phức tạp, mà thành phần thạch học là các đá granit hai mica, granit sáng màu, leicogranit, các đá phổ biến hiện tượng greisen hóa, muscovite hóa. Kết quả phân tích hóa silicat cho thấy các đá có SiO2 cao, khá giàu nhơm, có độ kiềm trung bình, hàm lượng kali ln trội hơn natri. Theo kết quả phân tích tuổi phóng xạ của E.P. Izoch- 1965 và Lê Văn Cự- 1977 cho số liệu 85- 95 triệu năm tương ứng với Kreta muộn (K2)